Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua

Lượng phân bón nhập khẩu tháng 8/2023 đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua, kể từ tháng 7/2021.

Cụ thể, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 8, Việt Nam nhập khẩu hơn 472.283 tấn phân bón, tương đương 159 triệu USD, tăng 54% về lượng và tăng 85% về giá trị so với tháng 7.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón đạt gần 2,5 triệu tấn, tương đương 833 triệu USD, tăng 13% về lượng nhưng giảm 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua
Nhập khẩu phân bón đạt mức cao nhất trong vòng 2 hơn năm qua

Giá phân bón nhập khẩu trong tháng 8 ở mức 338 USD/tấn, tăng 19% so với tháng 7 nhưng giảm 26% so với tháng 8/2022. Bình quân 8 tháng đầu năm, giá phân bón nhập khẩu ước đạt 347 USD/tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.

8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là nguồn cung phân bón lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,2 triệu tấn phân bón từ Trung Quốc, tương đương 375 triệu USD, tăng 15 về lượng và 14% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Sau Trung Quốc, Nhật Bản là thị trường cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Việt Nam với 225.284 tấn, tương đương 21 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 49% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn cung phân bón từ Nhật Bản chiếm khoảng 9% tổng lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu phân bón từ Lào trong 8 tháng đầu năm lại tăng 110% về lượng và tăng 28% về giá trị so với cùng kỳ, lên còn 185.793 tấn và 66 triệu USD. Nguồn cung phân bón từ Nhật Bản chiếm khoảng 9% tổng lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, đầu tháng 9, Trung Quốc đã ban bố lệnh hạn chế xuất khẩu ure khiến giá ure tăng vọt trên toàn cầu.

Cụ thể, theo thông tin từ Bloomberg, hiện Trung Quốc yêu cầu các công ty tạm dừng xuất khẩu phân ure. Quốc gia này đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu ure sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.

Hiện một số “ông lớn” sản xuất phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ.

Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, giá phân ure trên thị trường thế giới đã tăng từ ngày 7/9 do Nga và Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu ure. Mặc dù hiện tại không phải là cao điểm của mùa vụ nhưng giá phân bón trong nước cũng đã tăng theo đà tăng giá của ure thế giới.

Cụ thể, giá ure Cà Mau (tại nhà máy) ngày 7/9 là 11.200 đồng/kg, tăng so với ngày 6/9 (10.000 đồng/kg). Giá ure Phú Mỹ tại khu vực Sài Gòn/Long An là 10.400 - 10.600 đồng/kg; Ure Ninh Bình 9.500 đồng/kg; Ure Hà Bắc 9.650 đồng/kg. Dự báo đến vụ Đông Xuân 2023-2024, giá ure trong nước sẽ còn tăng tiếp.

Theo ông Phùng Hà, hiện công suất sản xuất phân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm. Thực tế là nhiều năm lại đây, các doanh nghiệp sản xuất phân bón ure của Việt Nam đã phải xuất khẩu phân bón do dư thừa nguồn cung.

“Hiện Việt Nam cũng chưa có một quy định nào về hạn chế xuất khẩu ure bởi nguồn cung ure trong nước đã dư thừa. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc và Nga đều hạn chế xuất khẩu ure và thị trường phân ure thế giới đang có những biến động khó lường, Việt Nam cũng cần cân nhắc các giải pháp để vừa có thể xuất khẩu khi dư cung nhưng vừa đảm bảo được nguồn cung ure trong nước, tránh tình trạng khan hiếm hàng cục bộ khiến giá ure bị đẩy lên quá cao”, ông Phùng Hà cho biết.

Nhập khẩu phân bón 5 tháng giảm mạnh Nhập khẩu phân bón 5 tháng giảm mạnh
Kim ngạch nhập khẩu phân bón 6 tháng giảm 30,4% Kim ngạch nhập khẩu phân bón 6 tháng giảm 30,4%
Tạm dừng nhập khẩu phân DAP từ Hàn Quốc là không chính xác Tạm dừng nhập khẩu phân DAP từ Hàn Quốc là không chính xác
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm

Nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm

Đến ngày 29/2/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tháng Hai đã chậm lại (-0,05%) so với tháng Một (-0,6%).
Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động