Việt Nam sẽ xuất khẩu 100 tấn vải sang thị trường Singapore

Tin từ Bộ Công Thương cho biết, vải U hồng Thanh Hà đã có mặt trên các kệ siêu thị tại Singapore và được nhiều người dân nước này yêu thích vì chất lượng và giá cả cạnh tranh.
6 sàn thương mại điện tử đồng loạt mở bán vải thiều Bắc Giang Lần đầu tiên vải thiều Hải Dương xuất khẩu sang Thái Lan Chuẩn bị diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà năm 2021
Việt Nam sẽ xuất khẩu 100 tấn vải sang thị trường Singapore
Việt Nam sẽ xuất khẩu 100 tấn vải thiều sang thị trường Singapore

Có một chi tiết khá đặc biệt, đó là các hộp vải U hồng Thanh Hà lên kệ siêu thị ở Singapore đều có tem truy xuất nguồn gốc của Vietrade do Cục Xúc tiến thương mại phát triển để hỗ trợ bà con nông dân, nhà xuất khẩu áp dụng.

Bên trong tem truy xuất nguồn gốc của Vietrade có thông tin đầy đủ từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, xử lý kiểm dịch, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Với tem truy xuất này giúp người tiêu dùng Singapore yên tâm về nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo thông tin từ các nhà nhập khẩu, năm nay, vải Việt Nam sẽ được bày bán trên toàn bộ 230 siêu thị của FairPrice, mở rộng quy mô hơn hẳn năm 2020 khi chỉ được bày bán tại những đại siêu thị hoặc các trung tâm thương mại lớn của FairPrice.

Dự kiến, từ nay đến hết mùa vải, mỗi tuần Singapore sẽ tiêu thụ ít nhất 1 container 40 feed. Như vậy, đến cuối tháng 7/2021, số lượng vải Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có thể lên tới 100 tấn.

Về giá cả, hiện quả vải Việt Nam ở Singapore đang được bán với giá khuyến mãi khoảng 105.000 đồng/kg và sẽ nâng lên 120.000 đồng/kg trong những tuần tiếp theo.

Việt Nam sẽ xuất khẩu 100 tấn vải sang thị trường Singapore
Quả vải Việt Nam ở Singapore đang được bán với giá khuyến mãi khoảng 105.000 đồng/kg

Hàng năm, Singapore nhập khẩu tới hơn 2.000 tấn vải từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và các nước Nam bán cầu như Úc, Nam Phi, Madagascar, Mauritius… Là nước không có nền nông nghiệp, không trồng vải, nhưng mỗi năm Singapore xuất khẩu gần 400 tấn vải, cả vải tươi lẫn vải đóng hộp, tức khoảng 20% khối lượng nhập khẩu.

Vải tươi được Singapore tái xuất chủ yếu sang các thị trường Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines. Vải đóng hộp sang các nước ASEAN, Nam Á (Srilanka, Bangladesh, Pakistan), Maldives, Barbados, Fiji, Papua New Guinea, Kenya, Seychelles, các nước vùng Vịnh… Nếu không tính thị trường Trung Quốc, Singapore có thể cũng được coi là một “đối thủ cạnh tranh” với Việt Nam về khối lượng xuất khẩu trái vải ra thế giới.

Bà Trần Thu Quỳnh - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: Đây là cơ hội cũng là thách thức cho quả vải của Việt Nam. Thách thức vì rõ ràng chúng ta đã bỏ ngỏ một số thị trường, chưa làm được tốt công tác chế biến sâu và chưa làm tốt công tác nhận diện thương hiệu cho trái vải Việt Nam. Cơ hội do trong bối cảnh Việt Nam và Singapore cùng là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại tự do rộng lớn như CPTPP, RCEP, EU…

“Việc dán tem truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý Thanh Hà trên bao bì xuất khẩu năm nay là nỗ lực lớn của Bộ Công Thương và tỉnh Hải Dương để tăng cường sự nhận diện thương hiệu vải Việt Nam và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường nước ngoài”, bà Quỳnh cho biết.

M.Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Theo sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau nhịp hồi phục ngắn ngủi phiên đầu tuần, giá 2 mặt hàng cà phê đã quay lại đà suy yếu vào hôm qua. Trên thị trường kim loại, giá quặng sắt cũng cắt đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, dao động gần mốc tâm lý 100 USD/tấn.
Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng trong nước sáng 16/7 bất ngờ đảo chiều giảm tới 400.000 đồng/lượng, kéo theo cả vàng miếng lẫn vàng nhẫn. Trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn biến động khó lường, nhà đầu tư đang đứng trước lựa chọn: nên tranh thủ “bắt đáy” hay tiếp tục chờ tín hiệu rõ ràng hơn?
Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Sau nhiều ngày đi ngang, giá hồ tiêu trong nước sáng nay (16/7) bất ngờ bật tăng 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm, nâng mặt bằng giá lên mức cao nhất 141.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường quốc tế lại ghi nhận chiều hướng trái ngược với đà giảm sâu, đặt ra nhiều ẩn số cho xu hướng giá thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục lập kỷ lục mới khi tiến sát mốc 100.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường quốc tế bất ngờ điều chỉnh giảm sau nhiều phiên tăng mạnh. Diễn biến trái chiều giữa hai thị trường đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho người trồng cà phê, doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà đầu tư.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ khi sức tiêu thụ trong nước tăng cao kỷ lục, kéo theo kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tăng mạnh từ nhiều quốc gia. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi nguồn cung nội địa và ngoại nhập đều tăng tốc.
Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Dù từng đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng, thị trường sữa Việt Nam vẫn chứng kiến mức chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Sức tiêu thụ tăng đều, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng hơn 35% trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này chưa hề giảm nhiệt.
Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần (15/7), phản ánh lo ngại về thuế quan và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Brazil. Trong khi đó, thị trường trong nước ghi nhận biến động trái chiều, với mức giá dao động từ 88.000 – 92.500 đồng/kg tùy vùng, cho thấy sự giằng co giữa kỳ vọng giá lên và áp lực bán ra.
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Mặc dù là những loại trái cây có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, vải thiều Bắc Ninh và mận Sơn La năm nay tiếp tục trải qua tình trạng “được mùa mất giá”. Giá bán giảm sâu, người nông dân lỗ vốn, trong khi công nghiệp chế biến vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ, chưa tạo đột phá giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động