Trung bình 1.000 người Việt thì có 63 người sở hữu ô tô

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo quyết định của Thủ tướng về “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để lấy ý kiến.
Giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng: Động lực kích cầu thị trường những tháng tới Ô tô bị hư hỏng do thiên tai, lũ lụt sẽ được bảo hiểm bồi thường như thế nào?
Trung bình 1.000 người Việt thì có 63 người sở hữu ô tô. Ảnh: Thành Nhạn
Trung bình 1.000 người Việt thì có 63 người sở hữu ô tô. Ảnh: Thành Nhạn

Theo đó, dự thảo nêu quan điểm phát triển ngành ô tô trên cơ sở “đi tắt đón đầu” các xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của sản xuất, tiêu dùng, từ sử dụng xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe tiết kiệm nhiên liệu, xe điện hóa, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới khác…

Về thực trạng tiêu thụ trong nước, dẫn số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết đến hết 31/12/2010 tổng lượng xe lưu hành trên cả nước là 1,62 triệu xe các loại, tăng 7,51% so với năm 2009. Tính trên đầu người, thời điểm năm 2010, tỷ lệ sở hữu xe là khoảng 18,7 xe/1.000 dân.

Đến năm 2023 trên toàn quốc đăng ký mới 408.542 ô tô, lũy kế tổng số xe đã đăng ký tính đến cuối năm 2023 là 6,31 triệu ô tô, theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia.

"Mức sở hữu xe bình quân đầu người là 63 xe/1.000 dân năm 2023. Nếu chỉ tính xe du lịch dưới 9 chỗ (3,05 triệu chiếc), tỷ lệ sở hữu ô tô là 30 xe/1.000 dân. Hiện tỷ trọng xe cá nhân, gia đình và tổ chức chiếm 67% tổng lượng ô tô đang lưu hành toàn quốc", Bộ cho biết.

Bộ Công Thương đánh giá lượng xe tiêu thụ trong nước từ năm 2016 đến nay đã tăng gần gấp 2 lần, nhưng sản lượng xe lắp ráp trong nước được tiêu thụ trong giai đoạn này ít thay đổi.

"Cơ cấu tiêu thụ xe liên tục thay đổi trong mấy năm gần đây. Từ chỗ thị trường xe chủ yếu là xe sản xuất, xe nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 25-28% thì đến năm 2019 xe nhập khẩu bắt đầu tăng vọt lên 42% và từ đó tăng đều qua các năm", cơ quan quản lý cho biết.

Năm 2022, lượng xe sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 55% sản lượng tiêu thụ toàn thị trường. Điều này cho thấy xe nhập khẩu đang chiếm ưu thế và sản xuất ô tô trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các nước trong khu vực.

"Thực tế giai đoạn 2018-2022, Hiệp định thương mại hàng hóa nội khối ASEAN (ATIGA) được áp dụng đã mở đường cho nhiều loại ô tô từ Thái Lan và Indonesia tràn vào Việt Nam, chiếm tỷ lệ 30-35% tổng sản lượng ô tô tiêu thụ mỗi năm tại Việt Nam", Bộ Công Thương đánh giá.

Sản xuất xe ô tô của một doanh nghiệp trong nước.
Sản xuất xe ô tô của một doanh nghiệp trong nước.

Cơ quan quản lý đánh giá dù đạt doanh số hơn 510.000 chiếc nhưng thực tế, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thực sự bứt ra khỏi "mác" thị trường nhỏ lẻ. Một phần lý do đến từ tỷ trọng xe nhập khẩu nguyên chiếc vẫn còn khá lớn và có dấu hiệu tăng mạnh trong vài năm trở lại đây.

Dự thảo đặt ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2030 tăng trưởng thị trường xe ô tô bình quân từ 14 - 16%/năm, tổng lượng xe tiêu thụ đạt khoảng 1 - 1,1 triệu chiếc; tỉ lệ xe điện và xe sử dụng hybrid, năng lượng mặt trời đạt 350.000 chiếc, xe lắp ráp sản xuất trong nước đạt tốc độ tăng 18 - 20%/năm, sản lượng đạt 600.000 - 700.000 chiếc, lượng tiêu thụ năm 2023 là 302.000 chiếc.

Đến năm 2045, tăng trưởng của thị trường là 11 - 12%, tổng lượng xe đạt 5 - 5,7 triệu chiếc, gồm tỉ lệ xe điện và xe sử dụng hybrid, năng lượng mặt trời, nhiên liệu xanh đạt 4,3 - 4,4 triệu chiếc, chiếm 80 - 85%.

Xe lắp ráp sản xuất trong nước tăng trưởng bình quân là 13 - 14%, sản lượng đạt 4 - 4,6 triệu chiếc, chiếm 80 - 85% nhu cầu nội địa.

Dự thảo cũng đạt ra mục tiêu xuất khẩu đến năm 2030 với phương tiện vận tải, linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 14 tỉ USD; năm 2024 đạt 36 tỉ USD.

Đến năm 2030 bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ, đủ khả năng cung ứng 55 - 60% (về giá trị) linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Đến năm 2045, phấn đấu trở thành nhà cung cấp quan trọng nhiều loại linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới. Đáp ứng trên 80 - 85% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Thị trường ô tô “nín thở” chờ giảm lệ phí trước bạ Thị trường ô tô “nín thở” chờ giảm lệ phí trước bạ
Showroom ô tô “ngóng” khách khi chính sách giảm thuế trước bạ vẫn là “ẩn số” Showroom ô tô “ngóng” khách khi chính sách giảm thuế trước bạ vẫn là “ẩn số”
VinFast bàn giao lô xe điện VF 3 đầu tiên cho khách hàng VinFast bàn giao lô xe điện VF 3 đầu tiên cho khách hàng
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Vùng Thủ đô - Tâm điểm phát triển mới của thị trường bất động sản

Với tầm nhìn chiến lược, không gian phát triển được mở rộng và sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và nhà đầu tư, thị trường bất động sản Hà Nội và vùng phụ cận đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
Thí điểm đất đai theo Nghị quyết 171: Cơ hội vàng cho nhà ở thương mại

Thí điểm đất đai theo Nghị quyết 171: Cơ hội vàng cho nhà ở thương mại

Nghị quyết 171/2024/QH15 và Nghị định 75/2025/NĐ-CP đang thổi luồng sinh khí mới vào thị trường bất động sản khi tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận và khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, đặc biệt trong phát triển nhà ở thương mại.
Gạo “low carbon” Việt Nam lần đầu xuất ngoại, chinh phục thị trường Nhật Bản

Gạo “low carbon” Việt Nam lần đầu xuất ngoại, chinh phục thị trường Nhật Bản

Lô gạo đầu tiên mang nhãn hiệu “phát thải thấp - low carbon” của Việt Nam sẽ chính thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 5, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh và chất lượng cao.
Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn kiện mang tầm chiến lược, mà còn mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam – lĩnh vực vốn đang gặp nhiều rào cản pháp lý và thủ tục hành chính.
Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc

Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc

Dù có tiềm năng lớn, sầu riêng Việt Nam vẫn chật vật tìm chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc, trong khi Thái Lan đang tăng tốc với chiến lược bài bản, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật và đẩy mạnh ngoại giao. Sự chênh lệch ngày càng lớn về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành hàng này tại Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Trong bối cảnh Indonesia tuyên bố ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025, Việt Nam đang có cơ hội lớn để vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ sau Philippines.
Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Với đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm, cùng các chính sách cởi mở và nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Sầu riêng “thất mùa” đầu ra: Hậu quả từ lệ thuộc một thị trường

Chỉ đạt 20% so với kế hoạch trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng – mặt hàng chủ lực của ngành rau quả – đang khiến ngành nông sản Việt Nam đối mặt cú sốc lớn. Giá trong nước tụt dốc không phanh, nông dân miền Tây buộc phải bán lẻ ven đường, phản ánh rõ những lỗ hổng trong chuỗi sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Siết quản lý, định hướng phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử

Siết quản lý, định hướng phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử

Theo thống kê mới nhất từ nền tảng phân tích dữ liệu Metric, tổng doanh thu từ 5 nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) lớn tại Việt Nam gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt khoảng 318.900 tỷ đồng, tăng 37,36% so với các năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng về tổng thể, thị trường cũng đang chứng kiến làn sóng rút lui của hàng loạt gian hàng nhỏ lẻ.
Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Thị trường vàng tuần tới: Kỳ vọng tăng tiếp, nhưng còn nhiều ẩn số

Sáng nay 11/5, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh, lên tới 122 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng nhẫn và trang sức cũng tăng theo. Trên thị trường quốc tế, giá vàng vọt lên hơn 3.300 USD/ounce, bất chấp đồng USD phục hồi, do lo ngại về tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động