Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử Goolge, Facebook, TikTok và loạt ông lớn nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Lý do gì hàng tỷ USD hàng hóa qua biên giới vào Việt Nam không phải đóng thuế?
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn.

Ngày 25/9, tại TP. Quy Nhơn, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Tận dụng thương mại điện tử để bán hải sản, mắm, yến...

Tại Hội nghị, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh và năng động nhất thế giới.

Tuy nhiên, cũng bộc lộ không ít hạn chế như khoảng cách phát triển giữa các địa phương không đồng đều, sản phẩm thương mại điện tử nhiều khi trùng lặp và cạnh tranh lẫn nhau.

Bà Lê Hoàng Oanh cho biết khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là địa bàn đặc biệt quan trọng. Các tỉnh trong khu vực này có chung bờ biển (chiếm hơn 55% bờ biển cả nước); chung sự đa dạng về tài nguyên biển và tài nguyên rừng, nhất là đều nổi tiếng với các sản phẩm chủ lực như hải sản chế biến, đồ khô, mắm, yến… được định hướng tập trung phát triển kinh tế biển.

Chính vì thế, việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.

“Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, diễn giả cùng chia sẻ, cung cấp những giải pháp mới, hữu ích, phù hợp cũng như những định hướng về quản lý nhà nước… nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử - lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số hướng tới thúc đẩy liên kết vùng hiệu quả. Từ đó, phát huy tối đa các nguồn lực của vùng,” bà Lê Hoàng Oanh thông tin thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok Việt Nam - cho rằng cụ thể như tại Bình Định đã có những thương hiệu như: Chả cá Thanh Vân, Sachi Foods... kinh doanh thành công trên TikTok Shop.

"Khi đến với thương mại điện tử, những đơn vị này biết khai thác điểm mạnh của mình, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác các chương trình ưu đãi của nền tảng, giá cả hàng hóa phù hợp và hình ảnh đẹp mắt nên dễ dàng chinh phục được người dùng", ông Thanh nói.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP

Phát triển TMĐT phù hợp với từng địa phương

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng, thành phố Quy Nhơn được xác định là đô thị loại 1, trung tâm phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao thương của cả khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Hiện nay, thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đang phát triển khả quan, từ giai đoạn hình thành, tạo lập hạ tầng sang phổ biến rộng rãi và đang từng bước đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Cũng theo ông Hoàng, đến cuối năm 2023, Bình Định có hơn 4.180 website có tên miền quốc gia “.vn”, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đến năm 2024, chỉ số thương mại điện tử của tỉnh xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với cùng kỳ năm 2023. Người dân cũng dần thay đổi thói quen từ phương thức mua hàng truyền thống sang mua hàng trực tuyến.

Các doanh nghiệp quan tâm hơn đến thương mại điện tử, chủ động tham gia các ứng dụng, sàn thương mại điện tử, xây dựng website riêng để phục vụ trao đổi, mua bán; đồng thời, thực hiện chuyển đổi số, tăng năng suất hoạt động, hiệu quả quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính), công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan thuế trong thời gian tới.

Theo đó, việc hoàn thiện pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, xây dựng CSDL về TMĐT, hiện đại hóa công tác quản lý thuế và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần phát triển bền vững TMĐT tại Việt Nam.

Tại Hội nghị, chuyên gia đến từ cơ quan nhà nước, các sàn TMĐT lớn trình bày các tham luận liên quan đến vấn đề: Chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; giải pháp kết nối TMĐT liên kết vùng cho sản phẩm thông qua các sàn giao dịch TMĐT; giải pháp phát triển logistics trong thương mại điện tử...

Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
6 tháng đầu năm, người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online 6 tháng đầu năm, người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online
Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Chương trình mang ý nghĩa lớn không chỉ trong việc quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của Lâm Đồng mà còn trong việc thúc đẩy kết nối giao thương quốc tế.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động