Tạo điều kiện thuận lợi thu mua, tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu

Ngày 18/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã làm việc với Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD 1) - doanh nghiệp dẫn đầu về thu mua, xuất khẩu gạo để chỉ đạo công tác thu mua, tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu, đặc biệt là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá Rà soát kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19 Đề xuất Chính phủ cho phép thu mua tạm trữ lúa Hè thu

Trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, Bộ NN&PTNT đề nghị VINAFOOD 1 phối hợp với các địa phương vừa thu mua lúa gạo, vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, kịp thời thông tin để cùng tháo gỡ vướng mắc.

VINAFOOD 1 cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không để dân thiếu ăn, thiếu mặc, Tổng công ty đã dự trữ gần 120.000 tấn sẵn sàng đưa vào lưu thông với giá bình ổn.

Tạo điều kiện thuận lợi thu mua, tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu
Tạo điều kiện thuận lợi thu mua, tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu

Đến hết tháng 7/2021, Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 530.000 tấn gạo. Lượng gạo thực xuất đạt trên 357.000 tấn. Tồn trữ lúa gạo toàn Tổng công ty đạt 118.000 tấn đang được bảo quản tại các kho của Tổng công ty và đơn vị thành viên tại ĐBSCL và một số tỉnh phía bắc.

Từ đầu tháng 7 đến nay, hoạt động thu mua lúa gạo của Tổng công ty gặp khó khăn do các tỉnh ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội; hoạt động thu hoạch, vận chuyển, lưu thông, sản xuất chế biến của các nhà máy hầu hết đều rất khó khăn. Tổng công ty đang tổ chức giao hàng cho 2 tàu và đóng container tại cảng TPHCM (khoảng 50.000 tấn gạo) nhưng lại bị ách tắc tại cảng. Việc xuất hàng tại các cảng Thốt Nốt-Cần Thơ và Mỹ Thới-An Giang cũng đang bị ngưng trệ do thiếu lực lượng bốc xếp.

Trong tháng 8, theo kế hoạch Tổng công ty sẽ giao khoảng 80.000 tấn gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, do dịch bệnh khiến chuỗi logistic trong thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nên người mua chưa thuê được tàu/container vào cảng lấy hàng. Vì vậy, việc giải phóng hàng tồn, mở rộng tích lượng để tiếp tục thu mua tạm trữ với số lượng lớn là khó khả thi. Tổng công ty đã có chỉ đạo các kho triển khai đặt hàng thu mua nguyên liệu để duy trì sản xuất trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch và sẽ đẩy mạnh từ giữa tháng 8 trở đi khi giãn cách xã hội được nới lỏng tại các địa phương.

Để tháo gỡ khó khăn, ngày 9/8, Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã cùng với UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và TP. Cần Thơ họp trực tuyến để tìm giải pháp tiêu thụ lúa gạo.

Theo VINAFOOD 1, tại cuộc họp, các địa phương đã thống nhất phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, lực lượng tham gia chuỗi cung ứng nhằm tiêu thụ hết lúa gạo vụ hè thu và thu đông sắp tới cho bà con nông dân. Hiện nay cơ bản các nhà máy đã làm việc và thống nhất với địa phương về triển khai phương án 3 tại chỗ để tiếp tục đẩy mạnh thu mua lúa cho nông dân.

Đại diện VINAFOOD 1 cũng cho biết bên cạnh những thuận lợi, Tổng công ty cũng đang gặp một số vướng mắc, chủ yếu ở cơ chế, chính sách nên đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các phương án sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh chủ trì buổi làm việc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Anh Vũ

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã ghi nhận những kết quả tích cực trong hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc thời gian qua. Là một trong những doanh nghiệp có hiệu quả mà Ủy ban quản lý, Vinafood 1 đã không chỉ bảo toàn và phát triển vốn mà còn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị về thu mua lúa gạo, dự trữ, lưu thông lương thực; thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa ổn định sản xuất kinh doanh vừa chống dịch hiệu quả.

Chủ tịch Ủy ban cũng đề nghị Bộ NN&PTNT tổ chức làm việc với các địa phương về công tác phòng chống dịch, đặc biệt tại các vùng trọng điểm lúa gạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và cung ứng lương thực.

Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh đề nghị VINAFOOD 1 cần quyết tâm, nỗ lực hơn nữa thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành giao, kịp thời báo cáo đề xuất khi gặp khó khăn vướng mắc.

Tổng công ty cũng cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2021 - 2025 trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT trong việc xem xét, phê duyệt quy hoạch phát triển, Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, trong đó có sự tham gia sâu rộng hơn của doanh nghiệp nhà nước, các địa phương nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; kiến nghị, đề xuất Chính phủ các cơ chế phù hợp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp.

Thống nhất với ý kiến của Chủ tịch Ủy ban, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị Tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên VINAFOOD 1 tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong việc thu mua lúa gạo cho nông dân và cung ứng lương thực cho nhân dân, đặc biệt tại các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp.

Tổng công ty phải cùng với các địa phương triển khai hiệu quả đồng thời nhiệm vụ vừa thu mua lúa gạo cho nông dân vừa đảm bảo phòng chống dịch; thông tin kịp thời cho lãnh đạo các địa phương về tình hình thu mua, tồn kho, những vướng mắc của doanh nghiệp để được tháo gỡ kịp thời. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần tham gia sâu hơn nữa vào cơ cấu ngành hàng lúa gạo và chuỗi cung ứng, liên kết đa giá trị ngành hàng lúa gạo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được 820.000 ha lúa Hè Thu với năng suất đạt 56,7 tạ/ha, sản lượng 4,645 triệu tấn.

Diện tích lúa Hè Thu còn lại chưa thu hoạch là 690.000ha, đang ở giai đoạn trổ đòng và chín. Ước tính cả vụ Hè Thu sản xuất khoảng 1,51 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 8,6 triệu tấn.

Hiện các bộ ngành, địa phương, các tổ chức, hợp tác xã và doanh nghiệp đang nỗ lực tối đa để có thể kịp thời thu mua lúa gạo cho nông dân, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu lúa gạo đang lên cao ở các thị trường quốc tế.

Phúc Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động