Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá

Ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo, hàng hóa.
Bộ Công Thương đề nghị giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi hàng hóa cho doanh nghiệp Bộ Công Thương thành lập Tổ Công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa Đề xuất Chính phủ cho phép thu mua tạm trữ lúa Hè thu

Thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua

Theo đó, để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo trong bối cảnh dịch Covid -19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 5747/NHNN-TD ngày 10 tháng 8 năm 2021 đề nghị các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đảm bảo vốn tín dụng phục vụ thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bằng nhiều hình thức như: mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, gạo; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp...

Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá
Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá

Tuy nhiên, qua công tác theo dõi tình hình thị trường và thông tin trao đổi tại cuộc họp ngày 12/8/2021 giữa Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, việc tiếp cận nguồn vốn theo văn bản số 5747/NHNN-TD nêu trên tuy đã giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng nhưng chưa hoàn toàn được thuận lợi.

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo cho nông dân, Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp; và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Doanh nghiệp nhất loạt kêu khó

Cũng trong ngày 12/8, Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương có buổi làm việc trực tuyến với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và một số doanh nghiệp về vấn đề thu mua, xuất khẩu gạo và nông sản.

Tại buổi làm việc, đại diện Hiệp hội và một số doanh nghiệp đã nêu những vấn đề khó khăn và đề xuất kiến nghị, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bộ Công Thương làm việc với các hệ thống cảng, các địa phương để tháo gỡ vấn đề ách tắc trong khâu giao nhận hàng hóa, tránh ảnh hương tới khả năng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp;

Thứ hai, ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động tham gia chuỗi sản xuất và vận chuyển hàng, logistic ngành lúa gạo trên đường thuỷ và đường bộ; Xem xét gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 lên 05 ngày để tận dụng các xà lan lớn vận chuyển hàng hoá;

Thứ ba, Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic;

Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hoá

Thứ tư, Hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp (tăng hạn mức vay, kéo dài thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay và giải ngân vốn nhanh) để hỗ trợ thu mua lúa;

Thứ năm, Đề xuất địa phương có cơ chế cho lao động của nhà máy sản xuất lúa gạo được di chuyển trong giờ giới nghiêm (việc thu mua lúa gạo trong vùng dân cư không về kịp trước 18h; công nhân nhập lúa đến 22h00).

Ghi nhận khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp, Hiệp hội, ngay tại cuộc họp, Tổ công tác đã kết nối Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo.

Kết thúc buổi làm việc, đại diện Tổ công tác đã có ý kiến phát biểu chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ 3 khía cạnh vướng mắc hiện tại về sản xuất - lưu thông - xuất khẩu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hiệp hội và doanh nghiệp cần chủ động xây dựng quy trình 3 tại chỗ phù hợp tình hình của từng đơn vị và từng địa phương (​Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị có hướng dẫn cụ thể về 3 tại chỗ, một cung đường 2 điểm đến cũng như giải quyết các trường hợp khi doanh nghiệp có ca F0).

Về vấn đề test Covid-19, Tổ công tác sẽ xem xét đề xuất thành lập các điểm test nhanh tại chỗ để tăng tốc độ lưu thông cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của các Bộ ngành, Sở Công Thương và chính quyền các địa phương để kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lưu thông phân phối hàng hoá thiết yếu tại thị trường trong nước...

Đại diện Tổ Công tác đặc biệt cũng đề xuất, doanh nghiệp gạo cần tham khảo kinh nghiệm của các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp bình ổn thị trường nhằm chủ động trong tháo gỡ khó khăn vướng mắc lưu thông phân phối hàng hoá thiết yếu tại thị trường trong nước. Cụ thể là liên hệ chặt chẽ với Tổ Công tác đặc biệt của các Bộ ngành, Sở Công Thương và chính quyền địa phương,...

Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu giảm mạnh, RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít

Từ 15h chiều 3/7, giá bán lẻ xăng dầu trong nước tiếp tục giảm sâu, đánh dấu phiên điều hành thứ hai liên tiếp giảm giá với xăng RON 95. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong vòng 4 năm qua, giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và hỗ trợ mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng khan hàng: Rủi ro từ lệch pha cung – cầu

Vàng nhẫn tăng giá, vàng miếng khan hàng: Rủi ro từ lệch pha cung – cầu

Những ngày đầu tháng 7/2025, giá vàng nhẫn trong nước tăng liên tục, vượt mốc 118 triệu đồng/lượng tại một số thương hiệu lớn. Trong khi đó, vàng miếng SJC gần như không được bày bán tại nhiều cửa hàng, dù vẫn được niêm yết quanh mức 120 triệu đồng/lượng. Sự lệch pha giữa cung – cầu khiến thị trường vàng rơi vào trạng thái bất ổn, kéo theo nhiều rủi ro cho người mua.
Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Từng là “ngôi sao” xuất khẩu mang về hơn 2 tỷ USD năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang đối mặt đà lao dốc nghiêm trọng khi kim ngạch 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc siết chặt kiểm định kỹ thuật trong khi doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nâng chuẩn từ gốc để giữ vững thị trường.
Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (3/7) tiếp tục tăng mạnh, đánh dấu chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Mỹ áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặt ra thách thức mới cho xuất khẩu.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Ngày 3/7, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 800–900 đồng/kg, trái ngược với xu hướng giảm mạnh trên hai sàn giao dịch quốc tế. Tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và áp lực thu hoạch tại Brazil đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Thị trường cà phê ngày 2/7 ghi nhận xu hướng trái chiều: robusta bật tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu và hoạt động mua bù bán khống, trong khi arabica tiếp tục sụt giảm do áp lực được mùa tại Brazil. Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, song các chuyên gia cảnh báo thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động