Sức mua tại chợ truyền thống giảm sâu, tiểu thương ngao ngán

Trước công cuộc hội nhập sâu rộng và tốc độ đô thị hoá nhanh, nhất là sức ép đang ngày càng gia tăng của công nghệ và hệ thống các cơ sở bán lẻ hiện đại, chợ truyền thống dường như càng mất dần vị thế. Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn cùng với xu hướng mua hàng của người dân thay đổi, chuyển từ mua trực tiếp qua kênh trực tuyến khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách.
TPHCM sẵn sàng mở lại chợ truyền thống Chợ truyền thống ảm đạm, đìu hiu vắng khách vì kinh doanh online "lên ngôi" Chợ truyền thống giữa lòng Đà Nẵng đông đúc du khách đến mua sắm
Nhiều tiểu thương chợ cá Vĩnh Long đã ngưng bán vì sức mua quá yếu. Ảnh: Hoàng Lộc
Nhiều tiểu thương chợ cá Vĩnh Long đã ngưng bán vì sức mua quá yếu. Ảnh: Hoàng Lộc

Sức mua giảm hơn 60%

Bà Lê Kim Mai (sinh năm 1968, ở TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, bà có hơn 30 năm trong nghề buôn bán cá. Từ ngày bà dời về chợ Vĩnh Long bán gần 10 năm, chưa có năm nào sức mua giảm như hiện nay.

Theo bà Mai, giá bán các loại cá bằng hoặc thấp so với nửa tháng trước, sức mua chỉ đạt khoảng 50%. “Cá điêu hồng vẫn giữ nguyên mức giá 40.000 đồng/kg, giá bán cá chẽm hiện tại giảm còn 120.000 – 130.000 đồng/kg, trong khi trước đây khoảng 1 tháng giá bán cao hơn 20.000 – 25.000 đồng/kg”, bà Mai cho biết thêm.

Tại chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh (TP.HCM), nhiều quầy sạp thịt heo vẫn còn nhiều dù đã chiều muộn, hầu như chỉ có người bán và vắng hẳn người mua. Bà Dương Mai (sạp 574) thở dài, trước đây bán cả trăm ký, giờ chỉ còn 30 kg nhưng ngồi cả ngày vẫn không hết. “Sức mua giảm từ hồi trước Tết, sau Tết còn giảm nhiều hơn. Tôi bán ở chợ đã hơn 30 năm, quen “hay lam hay làm” nên cứ ra chợ bán buôn, chứ thật ra không bán được bao nhiêu, lời cũng không có” - nữ tiểu thương cho biết.

Chị Minh Tâm, kinh doanh ngành hàng vải tại chợ Tân Bình, quận Tân Bình (TP.HCM) cũng chung cảnh “sáng dọn ra, chiều dọn vào”. Chính thức khai trương trở lại từ mùng 6 Tết, hơn cả tuần qua, lượng khách đến mua sắm chưa đếm đủ trên đầu ngón tay. “Không dọn hàng thì sợ khách đến mua không có sẽ mất mối, mà dọn hàng kinh doanh ế ẩm cũng nản lắm. Hy vọng hết tháng Giêng, tình hình sẽ khởi sắc hơn”- chị Tâm nói.

Ngồi ngay lối đi giữa chợ trong khu vực đồ ngư cụ, cạnh hàng vải, đang lướt xem điện thoại. Bà Đào Thị Cát – chủ sạp vải ở chợ Vinh thi thoảng dừng lại ngó quanh. Lúc 10h30 phút, thấy khách dừng chân trước quầy hàng và chú ý vào sạp vải của mình, bà liền tắt điện thoại, đứng dậy chào mời.

Bà Cát vốn đã gắn bó với chợ Vinh độ 20 năm nay. Nhớ lại thời chợ truyền thống còn tấp nập, bà Cát cho biết: Không như trước đây, cách đây độ 5 - 6 năm, thời điểm này hàng quán bán tốt, khách vào ra nhiều, có ngày bán được cả 10 - 15 cây; bây giờ bán cả ngày hy vọng bán được cây”.

Chợ Bà Rịa, thành phố Bà Rịa là chợ đầu mối cung ứng nguồn hàng cho các chợ vệ tinh và các địa phương trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng mức hàng hoá luân chuyển khoảng 60 tấn/ngày. Từ sau Tết đến nay, các ngành hàng kinh doanh trong chợ đều đã hoạt động trở lại bình thường, thế nhưng, vẫn lại là điệp khúc “người bán thì nhiều, mà người mua thì ít”.

Ngành hàng thời trang, gia dụng nhà bếp, trang trí nội thất; đặc biệt là đồ cúng lễ phục vụ mùa lễ hội 2024 được tiểu thương nhập về khá nhiều từ trước Tết Nguyên đán, nhưng mức tiêu thụ khá chậm. Thậm chí có tiểu thương cả ngày không bán được hàng.

Theo bà Dương Thị Thúy Nga, tiểu thương kinh doanh trái cây ở chợ Bà Rịa, nếu như ở cùng kỳ các năm trước, các sản phẩm phục vụ cúng lễ được tiêu thụ nhiều, do vừa phải bỏ mối cho bạn hàng ở các chợ khác, vừa phải bán lẻ, thì nay do kinh tế khó khăn, cộng với một lượng lớn khách đã mua trong Tết, nên mức tiêu thụ khá chậm.

“Ra Tết tới giờ thì bán cũng chậm lắm chứ không có đắt khách, do người ta làm không có tiền nên người ta ít đi chợ” - bà Dương Thị Thúy Nga nói.

Triển khai nhiều cách để kích cầu tiêu dùng

Cần triển khai nhiều biện pháp đồng bộk để
Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để kích cầu tiêu dùng tại chợ truyền thống.

Ông Trần Nhựt Thanh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long - thông tin, hiện tại toàn tỉnh có 115 chợ truyền thống, trong đó có duy nhất chợ Vĩnh Long là loại I.

Theo ông Thanh, gần nửa tháng nay giá nhiều loại thực phẩm tươi sống ít có biến động bởi nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, do người tiêu dùng dần thay đổi thói quen mua sắm, tiết kiệm chi tiêu nên sức mua tại các chợ truyền thống vẫn chưa khởi sắc.

“Trong thời gian tới, Sở chỉ đạo các ban liên quan đến kinh doanh, nhất là ban quản lý các chợ, bố trí, sắp xếp vị trí hợp lý tạo điều kiện thuận tiện để người mua tiếp cận mặt hàng, người bán nhập số lượng lớn sản phẩm để được mức giá hợp lý”, ông Thanh cho biết thêm.

Bà Đỗ Thúy Hòa, Trưởng Ban quản lý chợ Bà Chiểu thừa nhận, sức mua tại chợ sau Tết đang giảm sâu, trên dưới 60%. Ngoài lý do kinh tế khó khăn, người dân vừa trải qua đợt mua sắm Tết nên nhu cầu mua sắm cũng giảm. “Tiểu thương ra chợ đã đạt gần 100%, với hơn 930 quầy sạp. Bên trong chợ vắng khách, bên ngoài cũng không còn tấp nập. Khó khăn là tình hình chung hiện nay chứ không riêng gì chợ Bà Chiểu”- bà Hòa nói.

Ông Nguyễn Hoàng Kiêu, Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới cũng cho biết: “Thông thường, hàng hóa nhất là thực phẩm sẽ tăng giá sau Tết nhưng nay ngược lại, hàng rất dồi dào, giá cả ổn định nhưng thưa vắng khách. Ngoài sức mua yếu, tỷ lệ tiểu thương chưa kinh doanh trở lại chiếm gần 40%”.

Đại diện Ban quản lý chợ Tân Định thông tin, đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ tiểu thương như miễn phí một tháng tiền điện sau Tết Nguyên đán, kết nối ngân hàng hỗ trợ vốn giá rẻ, tặng túi nhựa tự hủy cho các quầy hàng… “Chúng tôi cũng cố gắng xây dựng chợ sạch đẹp, an toàn, hàng hóa niêm yết giá công khai, tiểu thương thân thiện, vui vẻ “vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi” để kéo khách đến chợ” - vị này cho biết.

Chợ truyền thống cũng lao đao vì COVID-19 Chợ truyền thống cũng lao đao vì COVID-19
TPHCM sẵn sàng mở lại chợ truyền thống TPHCM sẵn sàng mở lại chợ truyền thống
Chợ truyền thống ảm đạm, đìu hiu vắng khách vì kinh doanh online Chợ truyền thống ảm đạm, đìu hiu vắng khách vì kinh doanh online "lên ngôi"
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng, giá tham chiếu là 82,3 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Sau phiên đấu thầu vàng đầu tiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng. Các chuyên gia cho rằng cần thêm nhiều phiên đấu thầu vàng và Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh giảm mạnh lượng vàng yêu cầu mua tối thiểu.
Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân đồng loạt kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn.
Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Hiện tại, nhiều chặng bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới đã kín chỗ. Ở những chặng bay còn vé, giá vẫn ở mức cao, thậm chí có thời điểm giá vé máy bay nội địa ngang với giá tour đi nước ngoài.
Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Trước việc tăng giá nóng của thị trường chung cư, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng khó có thể xác định và xử lý.
Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Hàng trăm thửa đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ sẽ đấu giá trong bối cảnh nhà đầu tư quan tâm trở lại với đất nền.
Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê trong nước và thế giới lần lượt xô đổ các kỷ lục giá thiết lập những tuần trước đó. Tại Tây Nguyên, giá cà phê nhân xô sắp cán mốc 130.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Trước phiên đấu giá vàng SJC (sáng 23/4), nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa sẽ tương đối rủi ro.
Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Tính đến 5h30 sáng 22/4, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, vàng nhẫn quay đầu giảm về mốc 76 triệu đồng/lượng.
Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay từ Hà Nội, TP.HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30/4, 1/5 đã kín chỗ, tính chất di chuyển "lệch đầu" đã thể hiện rõ nét.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động