Nỗi lo khủng hoảng lương thực ở EU và cơ hội cho cá tra Việt

EU đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa về an ninh lương thực do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine và xuất khẩu cá tra của Việt Nam được cho là sẽ có cơ hội quay lại thị trường này sau nhiều năm bị chững lại.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá, nhiều mặt hàng tăng trưởng kỷ lục Xuất khẩu cá tra đang rộng đường sang nhiều nước lớn Xuất khẩu cá tra sang Canada tăng trưởng mạnh
Nỗi lo khủng hoảng lương thực ở EU và cơ hội cho cá tra Việt
Nỗi lo khủng hoảng lương thực ở EU và cơ hội cho cá tra Việt

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đã khởi sắc trở lại sau hơn ba năm ảm đạm.

Cụ thể, tính đến nửa đầu tháng 5/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường này đạt 76,8 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hà Lan là thị trường có sức hút mạnh nhất, chiếm 31,7% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU.

Chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, bà Tạ Hà phân tích: Ảnh hưởng lan truyền của chiến sự Ukraine đã được cảm nhận rõ trên toàn thế giới. Từ việc làm rung chuyển thị trường năng lượng đến thúc đẩy cuộc khủng hoảng tị nạn gia tăng ở Châu Âu. Các chuyên gia cảnh báo, cuộc xung đột này có thể gây ra nhiều tác động lớn hơn, bao gồm cả việc châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lương thực cận kề.

Trong khi đó, EU là đối tác thương mại chính của sản phẩm nông sản, thực phẩm, thủy sản với Nga và Ukraine. Cho nên giờ đây Liên minh Châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa về an ninh lương thực.

Nỗi lo khủng hoảng lương thực ở EU và cơ hội cho cá tra Việt
Nguồn: VASEP

Cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã khiến nền kinh tế và thị trường của châu Âu dịch chuyển với quy mô lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đó như đại dịch Covid-19. Lạm phát ở Châu Âu đang lên mức cao kỷ lục và đe dọa làm suy yếu quá trình khôi phục sản xuất bắt đầu vào năm ngoái khi các nền kinh tế nỗ lực vực dậy sau đại dịch Covid-19.

Dự báo giá lương thực ở Châu Âu sẽ tăng lên mức chưa từng có. VASEP cho rằng, đây là cơ hội để doanh nghiệp cá tra quay lại thị trường này sau nhiều năm bị chững lại.

Hơn nữa, việc nhiều quốc gia EU và Mỹ đang “trừng phạt” cá minh thái của Nga - vốn là sản phẩm cạnh tranh mạnh với cá tra cũng khiến cho nguồn cung cá thịt trắng của khu vực này bị giảm đáng kể. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp cá tra Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu cá tra đông lạnh sang EU.

Theo bà Tạ Hà, cho tới nay, Hà Lan vẫn là thị trường NK cá tra lớn nhất của DN Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm cá tra đa dạng sang thị trường này, trong đó có sản phẩm GTGT như: Cá tra tẩm bột chiên đông lạnh, cá tra cắt khúc đông lạnh; cá tra fillet cắt miếng (Cubes) đông lạnh, cá tra phile cuộn đông lạnh; cá tra phile cắt nugget đông lạnh, cá tra phi lê cuộn hoa hồng đông lạnh, cá tra tẩm bột hương bia chiên đông lạnh, philê cá tra organic đông lạnh.

Hiện nay, ngoài Hà Lan, doanh nghiệp cá tra đang xuất khẩu cá tra đông lạnh sang Đức, Tây Ban Nha, Bỉ… với chiều hướng khả quan và tích cực.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ đà ổn định. Tuy nhiên, việc thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc khiến cả nông dân và doanh nghiệp đứng trước những lo ngại về đầu ra và lợi nhuận, trong bối cảnh vụ hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Giá vàng thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh mẽ khi chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump và dự luật cải cách thuế tạo ra tâm lý bất ổn trên thị trường. Trong bối cảnh đó, vàng trở thành lựa chọn trú ẩn được ưu tiên, đặc biệt khi thị trường đang chia rẽ giữa lạc quan và lo ngại dài hạn về tăng trưởng.
Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu trong nước sáng 14/7 duy trì quanh mốc 139.000 – 141.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào nhưng lực mua chưa bứt phá, xu hướng giá ngắn hạn vẫn khó đoán định, đòi hỏi người sản xuất và doanh nghiệp thận trọng trong chiến lược giao dịch.
Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giằng co quanh mức 90.000 đồng/kg – ngưỡng được xem là “vùng sinh tồn” của nông dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường thế giới vẫn chưa thoát khỏi áp lực giảm bởi tồn kho lớn và rào cản thương mại từ Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu trong nước sáng 13/7 tiếp tục duy trì vùng đỉnh 139.000–141.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm. Thị trường hồ tiêu hiện đi ngang khi nguồn cung hạn chế, giao dịch trầm lắng. Dù chưa xuất hiện đợt tăng mới, giới chuyên gia nhận định giá tiêu Việt Nam còn nhiều dư địa bứt phá trong nửa cuối tháng 7.
Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Sau nhiều phiên biến động mạnh, giá cà phê trong nước sáng 13/7 tiếp tục neo trên mốc 90.000 đồng/kg, giữ đà đi ngang từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tuần tới thị trường có thể tiếp tục rung lắc khi các yếu tố cung cầu toàn cầu chưa ổn định.
Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đạt gần 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, giữ vững vị thế thứ hai thế giới trong ngành hàng này. Tuy nhiên, dù sản lượng tăng 7,6%, kim ngạch xuất khẩu gạo lại giảm tới 12,2% do giá xuất khẩu bình quân giảm sâu. Bài toán đặt ra cho ngành lúa gạo Việt Nam lúc này không chỉ là tăng lượng mà còn phải nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Giá vàng hôm nay 12/7: Vượt mốc 120 triệu đồng, liệu đã đến đỉnh?

Giá vàng hôm nay 12/7: Vượt mốc 120 triệu đồng, liệu đã đến đỉnh?

Sáng 12/7, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, chính thức vượt ngưỡng 120 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC. Tuần qua, thị trường vàng ghi nhận những biến động đáng chú ý khi giá vàng thế giới giao dịch quanh vùng 3.300–3.360 USD/ounce. Nhiều nhận định cho rằng, giá vàng tuần tới vẫn còn dư địa tăng nhưng sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chính sách tiền tệ và nhu cầu thực tế.
Giá tiêu hôm nay 12/7: điều chỉnh giảm nhẹ, thị trường chờ xung lực mới

Giá tiêu hôm nay 12/7: điều chỉnh giảm nhẹ, thị trường chờ xung lực mới

Giá tiêu trong nước sáng nay 12/7 đồng loạt giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, đưa mức trung bình xuống còn 139.600 đồng/kg. Thị trường thế giới vẫn giữ nhịp ổn định, trong khi xu hướng giá trong nước tuần tới được dự báo khó có đột biến nếu không xuất hiện những yếu tố mới từ nhu cầu xuất khẩu.
Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh dưới mốc 90.000 đồng/kg, chạm đáy sau một năm

Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh dưới mốc 90.000 đồng/kg, chạm đáy sau một năm

Sau nhiều tuần giữ mức cao kỷ lục, giá cà phê Robusta tại Việt Nam bất ngờ giảm sâu trong ngày 12/7, rơi xuống dưới mốc 90.000 đồng/kg. Thị trường đang ghi nhận mức giá thấp nhất trong vòng một năm qua, khiến nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động