Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Hiện tại, 6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn.
Ngân hàng BIDV lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất Ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật căn cước công dân Toàn bộ lãnh đạo xin nghỉ việc, Công ty CP Chứng khoán Hải Phòng kinh doanh ra sao?

Khối ngân hàng lên ngôi

Khoảng 5 năm trước, trong danh sách các doanh nghiệp giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam luôn là thế cân bằng giữa bất động sản và ngân hàng. Tuy nhiên, gần đây, khi thị trường bất động sản đối diện với nhiều khó khăn, cổ phiếu đồng loạt đi lùi thì thị trường chứng kiến sự lên ngôi của khối ngân hàng.

Ba ngân hàng thuộc nhóm Big 4 là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán VCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán BID) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán CTG) đang trong top 6 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?
Cổ phiếu VCB có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Theo dữ liệu giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), mã VCB của Vietcombank đang là cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/10, mặc dù suy giảm nhẹ xuống 91.500 đồng/CP nhưng VCB vẫn duy trì “ngôi vương” với vốn hóa thị trường lên đến 511.402 tỷ đồng (khoảng 20,2 tỷ USD).

Trong phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu VCB kết phiên tại mức 91.900 đồng/cổ phiếu và hiện đang duy trì "ngôi vương" với vốn hóa thị trường lên đến 513.637 tỷ đồng.

Trong hơn 9 tháng qua, VCB đã ghi nhận đà đi lên đáng kể. So với phiên cuối cùng của năm 2023, VCB đã tăng 11.200 đồng/CP, tương đương 13,9%. Vốn hóa thị trường Vietcombank có thêm 62.598 tỷ đồng.

Bên cạnh Vietcombank, "ông lớn" ngành ngân hàng là BIDV đang có mức vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu BID đóng cửa ở mức 49.750 đồng/cổ phiếu.

Từ đầu năm đến nay, thị giá của BID đã tăng 14%, trong đó giá đóng cửa cao nhất là 54.400 đồng/cổ phiếu (ngày 5/3) và giá đóng cửa thấp nhất là 43.000 đồng/cổ phiếu (ngày 2/1). Điều này đã giúp BIDV gia tăng vốn hóa thị trường lên mức 283.600 tỷ đồng.

Gương mặt cuối cùng thuộc ngành ngân hàng lọt vào Top 6 doanh nghiệp giàu có nhất Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).

Cổ phiếu CTG chốt phiên ngày 10/10 ở mức 36.150 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 34% so với hồi đầu năm. Đà tăng mạnh mẽ của CTG đã giúp vốn hóa của VietinBank đạt tổng cộng 194.125 tỷ đồng, nhờ đó đưa VietinBank đứng ở vị trí số 5.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), "ông lớn" công nghệ FPT và Vinhomes vẫn giữ vững vị thế trong lĩnh vực bất động sản

3 thành viên còn lại trong Top 6 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam bao gồm Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty cổ phần FPT (FPT) và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM). Trong đó, ACV thuộc ngành hạ tầng hàng không, FPT là đại gia công nghệ còn VHM là ông lớn trong lĩnh vực bất động sản.

Vị trí trong top 6 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam của ACV, FPT và VHM lần lượt là 3, 4 và 6. Trong đó, thị giá của ACV và FPT đều trên 100.000 đồng/CP.

Cụ thể, chốt phiên chứng khoán ngày 8/10, ACV dừng ở mức 103.400 đồng/CP, FPT đóng cửa ở mức 133.800 đồng/CP và VHM tạm nghỉ ở mức 41.600 đồng/CP. Những thị giá này đã giúp vốn hóa thị trừng ACV đạt 225.097 tỷ đồng, FPT đạt 195.408 tỷ đồng, Vinhomes đạt 181.142 tỷ đồng.

Trong đó, ACV gây ấn tượng khi có bước tiến vượt bậc. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Lợi nhuận sau thuế của ACV tăng 1.906 tỷ đồng, tương đương 44,9% lên 6.149 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế FPT tăng từ 3.665 tỷ đồng lên 4.443 tỷ đồng.

Năm nay, ACV đặt kế hoạch kỷ lục với doanh thu thuần hơn 20.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 9.378 tỷ đồng. Như vậy sau nửa năm kinh doanh, công ty chuyên khai thác cảng hàng không đã hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và 81% mục tiêu lợi nhuận.

Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?
Ông lớn” bất động sản Vinhomes có vốn hóa thị trường đứng thứ 6 trên sàn chứng khoán Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Đứng ở vị trí thứ 6 là “ông lớn” bất động sản Vinhomes với vốn hóa đạt trên 185.500 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/10, thị giá cổ phiếu VHM đang dừng ở mức 42.150 đồng/cổ phiếu.

Đầu tháng 10/2024, Vinhomes đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ngày đăng ký cuối cùng là 23/10/2024. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 23/10 đến 23/11/2024. Nội dung cụ thể sẽ được công ty gửi đến cổ đông sau.

6 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của Vinhomes đạt 36.429 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần quy đổi (bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes và các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đạt 47.904 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế 6 tháng của công ty lần lượt đạt 13.664 tỷ đồng và 11.513 tỷ đồng.

Vinhomes cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty chủ yếu đến từ việc ghi nhận giao dịch bán lô lớn tại dự án Vinhomes Royal Island và tiếp tục bàn giao tại các dự án hiện hữu.

Trong khi đó kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 của FPT doanh thu đạt 29.338 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 5.198 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) tăng 22,3% lên 3.672 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 2.514 đồng/cổ phiếu.

Thị trường sụt giảm, một cổ phiếu bất động sản bất ngờ tăng 140% Thị trường sụt giảm, một cổ phiếu bất động sản bất ngờ tăng 140%
Tập đoàn Danh Khôi thông tin về quyết định ngừng sử dụng hóa đơn Tập đoàn Danh Khôi thông tin về quyết định ngừng sử dụng hóa đơn
Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, đầu tư tiền vào đâu để sinh lời? Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, đầu tư tiền vào đâu để sinh lời?
Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao cổ phiếu Lộc Trời chỉ được giao dịch duy nhất vào phiên thứ 6?

Vì sao cổ phiếu Lộc Trời chỉ được giao dịch duy nhất vào phiên thứ 6?

Từ ngày 24/10, hơn 100 triệu cổ phiếu LTG chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần trên UPCoM do công ty chậm nộp báo cáo tài chính bán niên 2024.
Bán 443.000 con heo và 243 triệu quả trứng, lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hoà Phát tăng 80%

Bán 443.000 con heo và 243 triệu quả trứng, lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hoà Phát tăng 80%

Nhờ bán heo, bò, gà, trứng, trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Việc các sàn Tamu, Taobao, 1688 của Trung Quốc đổ bộ Việt Nam, áp dụng khuyến mãi 60%-70%, kéo theo cơn sốt hàng giá rẻ là nỗi lo lớn đối với nhà sản xuất trong nước.
Doanh thu giảm mạnh, công ty bầu Đức khó hoàn thành kế hoạch năm?

Doanh thu giảm mạnh, công ty bầu Đức khó hoàn thành kế hoạch năm?

Quý III/2024, doanh nghiệp của bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.431 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Sở hữu hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc nhưng Công ty CP Ô tô Giải Phóng lại có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng làm Tổng giám đốc.
Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Với việc chi nghìn tỉ mua hơn 78 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 4,51% vốn điều lệ, Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Eximbank, sau Gelex.
Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH Mab Việt Nam ra đời và đã có chỗ đứng trên thị trường TPCN chính hãng từ Châu Âu ( Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha ) tự hào đã đồng hành 8 năm cùng với các cặp vợ chồng mong con hiếm muộn trong công cuộc ươm mầm hạnh phúc.
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động