Làm thế nào để doanh nghiệp đứng vững và bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh đã trở thành xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ khác để có được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp bắt kịp xu hướng này và làm thế nào để thay đổi mà vẫn đạt mục tiêu phát triển là câu hỏi khó cho nhiều doanh nghiệp.
Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu? Nhiều doanh nghiệp không biết mình nằm trong "danh sách bắt buộc" phải chuyển đổi xanh Cao nguyên xanh Lâm Đồng chuyển đổi xanh bền vững: Cơ hội cho nhà đầu tư

Xu hướng chuyển đổi xanh là tất yếu

Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm xanh tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2023. Đặc biệt, 72% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng về bảo vệ môi trường.

Những số liệu này phản ánh một sự chuyển biến mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng của người Việt, đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, họ cần phải không chỉ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, mà còn phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao mà vẫn duy trì lợi nhuận.

Làm thế nào để doanh nghiệp đứng vững và bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh
72% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường

Hầu hết các chuyên gia, nhà nghiên cứu đều nhận định, việc chuyển đổi xanh đã trở thành xu hướng tất yếu để doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.

Song điều này đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ cần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng mà còn phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao mà vẫn duy trì mục tiêu lợi nhuận.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Trung Thành, Trưởng ban đối ngoại Acecook chia sẻ, khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi xanh chính là chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư chuyển đổi bao bì không hề nhỏ. “Đây là một bài toán khó cho doanh nghiệp trong sản xuất, khi vừa phải đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa cung cấp sản phẩm chất lượng mà giá thành phải hợp lý”, ông Thành nhấn mạnh.

Khó khăn nữa chính là nguồn cung ứng bền vững. Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ, hay nguyên vật liệu bền vững trên thị trường rất ít, dẫn đến giá thành cho các dịch vụ và nguyên liệu khá cao.

Một yếu tố nữa, bản thân doanh nghiệp dù muốn thực hiện chuyển đổi xanh nhưng cũng chưa được trang bị nhiều kiến thức về vấn đề này. Doanh nghiệp phải tự mày mò học hỏi, cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, vừa làm vừa đánh giá, để điều chỉnh và nâng cao hơn mỗi ngày.

Làm thế nào để doanh nghiệp đứng vững và bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh
Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ, hay nguyên vật liệu bền vững trên thị trường rất ít, dẫn đến giá thành cho các dịch vụ và nguyên liệu khá cao.

Cần hoàn thiện thêm các chính sách liên quan

Chia sẻ về những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết hiện chúng ta vẫn đang thiếu các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển xanh. Những chính sách hiện có chưa thực sự đồng bộ, dẫn đến việc chưa tạo được động lực đủ lớn cho các doanh nghiệp.

Đơn cử như Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đã có những bước đi đầu tiên, nhưng vẫn còn thiếu các biện pháp cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm xanh.

“Chúng ta cũng đã có những sách thúc đẩy chuyển đổi xanh nhưng chưa mạnh mẽ. đang thiếu các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển xanh, và những chính sách hiện có chưa thực sự đồng bộ, dẫn đến việc chưa tạo được động lực đủ lớn cho các DN. Vậy nên, rất cần sự hỗ trợ hơn nữa từ phía Nhà nước trong cơ chế chính sách giúp các DN chuyển đổi thành công”- PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, phân tích.

Về vấn đề này, TS Trần Thị Hồng Minh cũng đề xuất, cần có các chính sách liên quan đến thuế, tín dụng, tài chính, nguồn nhân lực,...để hỗ trợ cho những DN thực hiện đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cần có một khung pháp lý rõ ràng hơn để DN dễ dàng tiếp cận và thực hiện các cam kết bền vững. Mặt khác, các chương trình đào tạo, hội thảo nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh cho DN và người tiêu dùng cũng rất quan trọng.

“Các chính sách của Nhà nước không chỉ giúp tạo ra động lực cho DN mà còn thúc đẩy sự chuyển mình mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng của người dân, hướng tới một tương lai bền vững hơn” - TS Trần Thị Hồng Minh nhận định.

Làm thế nào để doanh nghiệp đứng vững và bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh
Cần có những tiêu chuẩn cho sản phẩm xanh và những ưu đãi cho các sản phẩm này khi lưu hành trên thị trường

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện Acecook Việt Nam, cho rằng trước tiên và quan trọng nhất cho việc phát triển tiêu dùng xanh chính là đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của tiêu dùng xanh và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, cần có những tiêu chuẩn cho sản phẩm xanh và những ưu đãi cho các sản phẩm này khi lưu hành trên thị trường để tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và tạo cơ hội để nhiều người tiêu dùng được tiếp xúc, sử dụng, ủng hộ sản phẩm xanh.

Việc hỗ trợ trong nghiên cứu, phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp tiến tới chuyển đổi xanh cũng là một việc làm cần thiết. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh cũng nên được lưu ý để việc thực hiện chuyển đổi được đồng nhất từ trên xuống dưới, như: đầu tư cơ sở, phương tiện thu gom tái chế, phân loại rác thải, khuyến khích mô hình phân phối và logistic xanh, khuyến khích sử dụng phương tiện xanh như bus xanh, xe điện,… Đồng thời hỗ trợ các chương trình sáng kiến về chuyển đổi xanh như tái chế, xử lý chất thải,…khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp.

Doanh nghiệp cần chủ động tham gia chuyển đổi xanh

TS Trần Thị Hồng Minh khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tích cực trong phát triển và cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường. Để chuyển mình theo hướng xanh hóa, doanh nghiệp phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bền vững, đồng thời cải thiện quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Làm thế nào để doanh nghiệp đứng vững và bắt kịp xu hướng chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp cần chủ động tham gia chuyển đổi xanh

Khi các doanh nghiệp sớm chuyển mình sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên chọn lựa sản phẩm xanh. Việc tham gia vào xu hướng xanh không chỉ là nghĩa vụ xã hội mà còn là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định vị thế và phát triển bền vững trong tương lai.

Bà cũng đề xuất doanh nghiệp nên tạo ra các chiến dịch truyền thông hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng sản phẩm xanh. “Không chỉ là trách nhiệm với môi trường, việc này còn giúp xây dựng thương hiệu và tăng cường lòng tin của khách hàng. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà nước và cộng đồng là "chìa khóa" để thúc đẩy sự chuyển mình bền vững này”, bà Minh khẳng định.

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu
Đài Truyền hình Viêt Nam và tập đoàn VINGROUP hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh Đài Truyền hình Viêt Nam và tập đoàn VINGROUP hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh
Ngân hàng BIDV: Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh Ngân hàng BIDV: Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh
Huyền Linh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Doanh nghiệp nào đang đứng đầu bảng xếp hạng xuất khẩu cà phê?

Doanh nghiệp nào đang đứng đầu bảng xếp hạng xuất khẩu cà phê?

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) vượt lên trên Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (TP.HCM) để chiếm ngôi đầu trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Chương trình “Tinh hoa trong tài năng” - khẳng định thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chương trình “Tinh hoa trong tài năng” - khẳng định thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB – VNU) vừa tổ chức Vòng thi Khởi Động trong Khóa Đào tạo Chương trình thực tế “Tinh hoa trong Tài Năng”. Vòng Khởi Động đã đánh dấu sự khởi đầu sôi động của Khoá đào tạo, nơi các thí sinh rèn luyện tích luỹ các kỹ năng thực chiến và thể hiện sự sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết của mình.
Vượt qua đánh giá khắt khe của BSI, Meey Group tiếp tục duy trì hiệu lực chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO/IEC 27001

Vượt qua đánh giá khắt khe của BSI, Meey Group tiếp tục duy trì hiệu lực chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO/IEC 27001

Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) vừa xuất sắc vượt qua Cuộc Đánh giá Giám sát chứng nhận lần 1 vào tháng 10/2024, để tiếp tục duy trì hiệu lực cùng lúc 2 chứng nhận quốc tế quan trọng là ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 được cấp bởi Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI).
Sabeco chốt thời gian thâu tóm thương hiệu bia Sagota

Sabeco chốt thời gian thâu tóm thương hiệu bia Sagota

Sabeco chuẩn bị mua hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB, tương ứng 43,2% vốn của Bia Sài Gòn Bình Tây nhằm mục tiêu trở thành công ty mẹ của hãng bia này.
Vì sao cổ phiếu Lộc Trời chỉ được giao dịch duy nhất vào phiên thứ 6?

Vì sao cổ phiếu Lộc Trời chỉ được giao dịch duy nhất vào phiên thứ 6?

Từ ngày 24/10, hơn 100 triệu cổ phiếu LTG chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần trên UPCoM do công ty chậm nộp báo cáo tài chính bán niên 2024.
Bán 443.000 con heo và 243 triệu quả trứng, lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hoà Phát tăng 80%

Bán 443.000 con heo và 243 triệu quả trứng, lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hoà Phát tăng 80%

Nhờ bán heo, bò, gà, trứng, trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Doanh nghiệp trong nước cần làm gì để ứng phó cơn lốc hàng giá rẻ?

Việc các sàn Tamu, Taobao, 1688 của Trung Quốc đổ bộ Việt Nam, áp dụng khuyến mãi 60%-70%, kéo theo cơn sốt hàng giá rẻ là nỗi lo lớn đối với nhà sản xuất trong nước.
Doanh thu giảm mạnh, công ty bầu Đức khó hoàn thành kế hoạch năm?

Doanh thu giảm mạnh, công ty bầu Đức khó hoàn thành kế hoạch năm?

Quý III/2024, doanh nghiệp của bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.431 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Một công ty ô tô trắng doanh thu quý 3, tiền mặt còn dưới 100 triệu đồng

Sở hữu hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc nhưng Công ty CP Ô tô Giải Phóng lại có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Tân Tổng Giám đốc 8x của VietinBank là ai?

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động