Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày

Nhu cầu tiêu thụ dừa đang tăng cao mà nguồn cung lại không đủ đáp ứng, khiến giá dừa tươi tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái, loại khô tăng 150%.
Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng Xuất khẩu vượt tỷ USD, ngành dừa vẫn ngổn ngang những mối lo Giá dừa khô tăng cao kỷ lục
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày.

Nhu cầu tiêu thụ dừa hiện nay đang tăng rất cao, tuy nhiên nguồn cung khan hiếm nên giá dừa tăng gần đôi so với năm trước. Thời điểm 22/3, nhiều vựa thu mua dừa tại miền Tây đã đồng loạt báo giá dừa sỉ tăng lên mức 150.000 đồng/chục (12 trái). Mức giá này cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp tết.

Chị Loan, chủ vựa trái cây tại đường Phạm Văn Hai (Tân Bình), cho hay lượng hàng nhập về đã giảm 30% so với năm ngoái do nắng nóng kéo dài và nguồn cung hạn chế từ các nhà vườn. Các loại dừa đặc biệt như dừa dứa giá 20.000 đồng một trái hiện không có hàng. Mức này tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết: "Trái dừa hiện nay đang được thị trường Trung Quốc quan tâm. Nhiều nhà đầu tư đã mua lại nhà máy chế biến dừa cũng như xây dựng thêm nhà máy mới, ký kết hợp đồng hàng ngàn container dừa xuất khẩu sang Trung Quốc trong vài tháng tới, do đó nhu cầu thu mua nguyên liệu tăng cao. Nhu cầu tiêu thụ dừa đang tăng cao mà nguồn cung lại không đủ đáp ứng, khiến giá dừa tươi tăng 110% so với cùng kỳ năm ngoái, loại khô tăng 150%. Năm nay là năm mà giá mặt hàng này biến động mạnh từ đầu năm, nhiều vùng dừa nằm ở vùng sâu vùng xa cũng được thương lái tìm mua dù phương tiện đi lại khó khăn".

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày
Toàn tỉnh đã có hơn 133 vùng trồng dừa được cấp mã số và 14 doanh nghiệp được cấp mã số đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre, toàn tỉnh đã có hơn 133 vùng trồng dừa được cấp mã số và 14 doanh nghiệp được cấp mã số đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc. Tổng diện tích trồng dừa của tỉnh Bến Tre hiện đạt khoảng 80.000 ha, với sản lượng gần 700.000 tấn mỗi năm. Trong đó, 80% diện tích là dừa khô, loại uống nước chiếm hơn 20%, khoảng 16.000 ha, với sản lượng bình quân khoảng 400 triệu trái một năm. Cây này cũng là nguồn sinh kế của hơn 170.000 hộ dân, chiếm 70% dân số địa phương này.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt trên 20.700 ha. Tỉnh hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 doanh nghiệp lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc.

Hiện, sản phẩm dừa xiêm Bến Tre đã được cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và chứng chỉ quốc gia về chỉ dẫn địa lý. Với những bước đi này, hàng Việt đang tạo đà phát triển mạnh mẽ trong năm nay, không chỉ đạt giá trị kinh tế cao mà còn đưa thương hiệu dừa Việt vươn xa trên trường quốc tế.

Dứa đóng hộp Trường Tùng Dứa đóng hộp Trường Tùng
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD
Giá dừa tăng gấp đôi, Tết này có thiếu mứt? Giá dừa tăng gấp đôi, Tết này có thiếu mứt?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Một con số vừa được công bố tại hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức ngày 23/7: 40% lượng thịt tự cung ứng tại một thị trường lớn như Hà Nội đang tuồn ra mỗi ngày mà không qua bất kỳ sự kiểm soát giết mổ nào. Con số này không chỉ là một thống kê khô khan, nó là lời cảnh báo về một "dòng chảy ngầm" khổng lồ của thực phẩm bẩn, đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính đang đứng ở đâu trong chuỗi rủi ro liên hoàn này? Thực trạng các lò mổ 'chui' đang bủa vây thị trường ra sao và đâu là lời giải cho bài toán an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu?
Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay (24/7/2025) ghi nhận một trạng thái "bình lặng" hiếm thấy khi thị trường trong nước đồng loạt đi ngang, giữ giá ổn định sau phiên điều chỉnh trước đó. Trong bối cảnh thị trường thế giới giằng co và nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lớn còn yếu, tâm lý chung vẫn khá dè dặt. Tuy nhiên, một điểm sáng bất ngờ từ số liệu xuất khẩu sang thị trường Anh đã thắp lên niềm hy vọng cho ngành hồ tiêu Việt Nam.
Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm, giá cà phê hôm nay (24/7/2025) đã có một phiên "lội ngược dòng" ngoạn mục khi đồng loạt tăng dựng đứng trên cả thị trường trong nước và thế giới. Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên vọt tăng hơn 3.000 đồng/kg, tái lập mốc giá cao trong sự ngỡ ngàng của thị trường. Động lực tăng giá chủ yếu đến từ những lo ngại về nguồn cung tại Brazil, khiến giới đầu tư toàn cầu thay đổi tâm lý một cách đột ngột.
Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay (23/7) tiếp tục lao dốc xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 136.500 - 138.500 đồng/kg. Diễn biến này đi ngược với đà phục hồi của thế giới, cho thấy áp lực riêng của thị trường Việt Nam do sức mua yếu và các đơn hàng xuất khẩu còn chững lại.
Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Sáng 23/7, giá cà phê trong nước quay đầu giảm mạnh tới 1.900 đồng/kg, đồng pha với đà lao dốc của thế giới và chấm dứt chuỗi tăng đầu tuần. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn bất ổn do thông tin trái chiều về nguy cơ sương giá tại Brazil.
Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản số 1819/TTTN-VP gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng, yêu cầu khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm nguồn hàng thiết yếu và kiểm soát thị trường hiệu quả.
Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Xoài, mít, cam sành… rớt giá thảm hại ngay tại “thủ phủ” vì phụ thuộc đầu ra, sản xuất thiếu quy hoạch và không gắn với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, một quả xoài hữu cơ ở Nhật có thể bán với giá bằng cả tạ xoài Việt. Nông nghiệp Việt Nam đang cần một chiến lược phát triển bền vững, hiện đại và có thương hiệu để nâng tầm giá trị.
Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng tốc trong phiên giao dịch ngày 22/7, với vàng SJC tiến sát mốc 122 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá kim loại quý cũng có cú nhảy vọt đáng kể, thiết lập mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua, nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ suy yếu.
Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới bất ngờ lao dốc sau chuỗi tăng nóng, kéo giá Robusta rơi xuống dưới ngưỡng 3.200 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường trong nước giữ đà ổn định, chưa có dấu hiệu biến động mạnh.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng ở mức cao, dao động từ 137.000 đến 140.000 đồng/kg. Dù tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước, thị trường vẫn chưa thực sự sôi động khi nhu cầu xuất khẩu còn yếu và áp lực đầu cơ gia tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động