Năm 2022, thế giới tiêu thụ 121,2 tỷ gói mỳ, mức cao nhất mọi thời đại

Lạm phát đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế của người dân khiến lượng tiêu thụ mỳ gói toàn cầu tăng vọt. Năm 2022, thế giới đã tiêu thụ 121,2 tỷ gói mỳ, mức cao nhất mọi thời đại.
khiến lượng tiêu thụ mỳ gói toàn cầu tăng vọt.
Lượng tiêu thụ mỳ gói toàn cầu tăng vọt trong năm 2022

Số liệu mới được công bố bởi Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới, trụ sở chính tại Osaka (Nhật Bản). Dữ liệu được tính toán dựa trên ước tính xuất khẩu mỳ gói ở 56 nền kinh tế.

So với 2021, số lượng tiêu thụ mỳ gói năm qua tăng 2,6%. Cụ thể, lượng tiêu thụ mỳ gói năm 2022 là 121,2 tỷ gói, đây là mức cao nhất mọi thời đại.

Tiêu thụ mỳ ăn liền toàn cầu đã tăng liên tục trong 7 năm qua. Đến 2022, Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, là thị trường lớn nhất, Indonesia đứng thứ hai, tiếp theo là Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.

Vào năm 2020, khi nhiều người bị phong tỏa vì đại dịch, nhu cầu mỳ gói toàn cầu đã tăng 9,5%. Mức tăng giảm xuống còn 1,4% vào năm 2021, nhưng sau đó tăng trở lại vào năm 2022. Nguyên nhân bởi giá lương thực ở nhiều nước tăng vọt do lạm phát đã thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mỳ ăn liền như một lựa chọn hợp túi tiền.

Thị trường mỳ ăn liền mở rộng đặc biệt mạnh mẽ ở Mexico. Nhu cầu tại nước này tăng vọt 17,2% vào năm 2021 và vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số vào năm ngoái, đạt 11%. Ngược lại, thị trường Bắc Mỹ giảm 1,4% vào năm 2021, sau đó phục hồi 3,4% vào năm 2022. mỳ ăn liền phổ biến khắp châu Á, nơi các món mỳ là một phần lâu đời của văn hóa ẩm thực, nhưng ngày càng chúng cũng dần hiện diện rộng rãi ở những nơi như Mỹ và Mexico.

Theo nhà sản xuất mỳ ăn liền Nissin Foods, người tiêu dùng trung lưu trước đây không dùng mỳ ăn liền nhưng giờ cũng đang kết hợp món này vào thực đơn do lạm phát. Cùng với Nissin Foods, công ty mỳ gói khác là Toyo Suisan cũng ghi nhận lợi nhuận tăng đáng kể từ hoạt động ở nước ngoài trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023.

Cả hai đều có kế hoạch thành lập cơ sở sản xuất tại Mỹ vào năm 2025 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở nước này cũng như Mexico. "Số lượng người tiêu dùng thường xuyên ăn mỳ ăn liền đang tăng lên và chúng tôi sẽ tăng thêm sự đa dạng về hương vị trong tương lai", Toyo Suisan cho biết.

Riêng ở Nhật Bản, các công ty mỳ ăn liền lớn đã tăng giá khoảng 10% vào năm ngoái và một lần nữa vào năm 2023 để ứng phó với chi phí nguyên liệu và bao bì tăng. Mức tăng 10% trong hai năm liên tiếp là điều bất thường, nhưng doanh số bán hàng không giảm đáng kể.

Mỗi người Việt có 85 lần ăn mỳ/năm

Người Việt ăn mỳ thường xuyên nhất thế giới
Người Việt ăn mỳ thường xuyên nhất thế giới

Xét theo đầu người, một năm mỗi người Việt có 85 lần ăn mỳ - đứng đầu thế giới về khẩu phần ăn loại thực phẩm này, theo WINA.

Theo Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới (WINA), trong 3 năm trở lại đây (2020 đến nay), Việt Nam luôn được xếp vào top 3 quốc gia có tổng sản lượng tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới.

Trong báo cáo đánh giá mới đây, WINA cho hay dù xếp vị trí thứ 3 về sản lượng tiêu thụ (sau Trung Quốc và Indonesia), xét về số lượng lần ăn mỳ với mỗi người Việt một năm, lại dẫn đầu thế giới.

Năm ngoái, Việt Nam tiêu thụ gần 8,5 tỷ gói, tăng hơn gấp rưỡi so với 2019 (57%). Xét theo đầu người, trung bình một người Việt có 85 lần (khẩu phần) ăn mỳ mỗi năm, tức cứ 4 ngày họ ăn một suất mỳ ăn liền. Tiếp đến là Hàn Quốc và Thái Lan trung bình một tuần (7 ngày) họ ăn một suất mì ăn liền.

Người Việt tăng tiêu thụ mỳ gói, theo WINA, do tác động của Covid -19 đã khiến người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn vì chúng tiện lợi. Ngoài ra, lượng sản phẩm mỳ ăn liền ngày càng đa dạng giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.

Ông Kaneda Hiroki - Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết thị trường mỳ gói tại Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. Việt Nam là quốc gia rất đặc biệt về tiêu thụ mỳ ăn liền khi vươn lên vị trí dẫn đầu về khẩu phần tiêu thụ mỗi người hàng năm. Do đó, 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ mỳ ăn liền của công ty tăng 10% so với cùng kỳ.

"Năm nay, Acecook đặt mục tiêu bán ra thị trường Việt 3,5 tỷ gói mỳ, tăng 6% so với 2022", ông Kaneda Hiroki nói.

Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Người Hà Nội thích mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại

Tại các siêu thị và trung tâm thương mại ở Hà Nội, không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10 đến 20% dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 vào sáng nay (25/4) đã bị huỷ theo quy định do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Các chuyên gia cho rằng khối lượng tối thiểu đặt thầu cũng như mức giá đặt cọc ở phiên sáng nay rất bất hợp lý.
Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Chỉ 3.400 lượng vàng đấu thầu thành công: Đơn vị tham gia đấu thầu rất thận trọng

Ngân hàng Nhà nước cho biết có 2 đơn vị bỏ thầu với khối lượng trúng là 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu của Ngân hàng Nhà nước.
Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định cho nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng (dự kiến diễn ra vào 10 giờ sáng 22/4).
Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Tại dự thảo Luật đã bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Trước thực trạng chung cư tăng giá bất thường thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20/4.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, mức độ tăng vẫn chưa đạt như thời điểm trước dịch.
Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Các doanh nghiệp xăng dầu cho hay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 90-150 đồng/lít; giá dầu diesel có khả năng tăng 670 đồng/lít vào ngày mai.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động