Lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất chỉ vài ngày sẽ hết
22 lô đất trúng đấu giá tại quận Hà Đông chưa nộp tiền Hà Nội chính thức áp dụng bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2 Định giá đất dự án làm khó cả doanh nghiệp, địa phương |
![]() |
Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư tìm mua đất nền tại TP. Việt Trì, Phú Thọ. |
“Sốt đất ảo” ăn theo thông tin sáp nhập
UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh và triển khai các biện pháp kiểm soát, ổn định, tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, gần đây tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng “sốt ảo” bất động sản khi nhiều người thường xuyên tập trung, liên tục tìm hiểu, cung cấp thông tin, thực hiện các giao dịch mua bán nhà, đất trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin liên quan đến việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính để tung tin đồn, cố tình đẩy giá bất động sản lên cao không đúng với bản chất thị trường.
Thậm chí, UBND tỉnh Bắc Giang cho hay có biểu hiện xuất hiện hành vi dàn cảnh giao dịch, mua đi bán lại với chênh lệch lớn nhằm lừa dối người mua, tạo tâm lý thu lợi cao, nhanh chóng và dễ dàng.
Trong khi đó có một số chủ đầu tư có dấu hiệu huy động vốn không đúng pháp luật và sử dụng nhiều hình thức bán sản phẩm bất động sản khi chưa đủ điều kiện…
Công an tỉnh Thái Bình cũng đưa ra cảnh báo về chiêu trò lợi dụng tin đồn sáp nhập tỉnh để “thổi giá” bất động sản.
Công an tỉnh Thái Bình cho hay khi xảy ra sốt đất ảo, người mua có thể phải mua đất với giá trị cao hơn thực tế, trở thành nạn nhân của hiện tượng thổi giá đất, sẽ gặp khó khăn về tính thanh khoản khi muốn bán lại, thậm chí phải cắt lỗ để thanh lý tài sản sau khi thị trường lắng xuống và việc sáp nhập các đơn vị hành chính được thông báo công khai.
Công an Thái Bình khuyến cáo trước khi thực hiện giao dịch bất động sản, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng về pháp lý của tài sản.
Đồng thời khi nhà đầu tư phát hiện ra tình trạng có hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh bất động sản, cần trình báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Tương tự, cơ quan chức năng của các tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình, Tuyên Quang… và nhiều địa phương khác cũng đồng loạt đưa ra cảnh báo để người dân tránh rơi vào “bẫy” sốt đất, vốn đã khiến nhiều nhà đầu tư tay ngang chôn vốn vào đất.
Chỉ là nhất thời, vài ngày sẽ hết
![]() |
Ông Lê Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ảnh Anh Huy |
Theo VOV, liên quan đến việc "thổi" giá bất động sản theo tin sáp nhập, ông Lê Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng: "Việc lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất trong thời gian qua chỉ là nhất thời, và sẽ không dễ để có thể dụ được các nhà đầu tư "dính bẫy". Các nhà đầu tư bây giờ rất thông minh nên sẽ nắm được đâu là thông tin chính thức. Còn một số người dân thiếu thông tin thì họ té nước theo mưa; hay "cò" đất, môi giới bất động sản tung hê, để đẩy giá theo kiểu đầu cơ để kiếm chênh lệch. Và cũng chỉ vài ngày sẽ hết".
Phân tích thêm, ông Bình cho biết trước đây, người dân thường có quan niệm trụ sở ủy ban nhân dân xã, ủy ban nhân dân tỉnh đặt ở đâu thì trung tâm ở đó và hạ tầng sẽ được đầu tư tốt hơn. Vì vậy, giá đất các khu vực quanh trung tâm luôn cao hơn các nơi khác.
Tuy nhiên hiện nay, ông Bình lưu ý rằng theo chủ trương của Nhà nước, 3-5 xã sáp nhập lại, trụ sở chính xã đặt ở vị trí nào thì trung tâm sẽ ở đó. Các xã không được lấy làm trung tâm thì giá đất có thể sẽ giảm mạnh.
Tương tự, việc sáp nhập địa giới hành chính các tỉnh thành cũng vậy. Ví dụ, theo phương án dự kiến tỉnh Quảng Nam sáp nhập về thành phố Đà Nẵng hay tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập về Phú Thọ,… thì giá đất tăng hay giảm phụ thuộc quy mô của tỉnh đó lớn hay nhỏ.
Theo ông Bình, sau sáp nhập, giá đất tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, chính sách thu hút đầu tư của địa phương đó…
Ông Bình cũng cho rằng nếu không có quy hoạch thì doanh nghiệp bất động sản sẽ không vào, giá đất tăng cao thì không hấp dẫn được doanh nghiệp. Các nhà đầu tư bất động sản sẽ có tâm lý phấn chấn hơn khi có nhiều thông tin về quy hoạch, phát triển đô thị mới tại các khu vực sáp nhập địa giới.
Tuy nhiên, ông Bình cũng lưu ý đó chỉ là tác động tâm lý. Tâm lý đám đông sẽ có tác động đến thị trường bất động sản nhưng không phải là bền vững.
“Việc giới đầu tư lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất trong thời gian qua chỉ là hành động nhất thời. Các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp đều phân tích và xác định được sự ảnh hưởng của các thông tin này. Các môi giới nhà đất không dễ để có thể dụ được họ dính bẫy,” ông Bình nhấn mạnh.
Tin khác

Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng có thể chạm mốc 4.000 USD/ounce

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ

Chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm lớn khi đầu tư vàng "lướt sóng"

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?
