Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam cần làm gì để tự chủ về giá?

Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên giá cả lại bị phụ thuộc vào sàn Liffe London (Anh), dù nơi đây không trồng cà phê nhưng lại quyết định giá tham chiếu cho thị trường.
Giá cà phê vụ mới sẽ diễn biến thế nào? Giá cà phê giảm tuần thứ 5 liên tiếp, vụ thu hoạch mới đối mặt nhiều nỗi lo Nhận định 2 yếu tố chính tác động lên giá cà phê tuần này
Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam cần làm gì để tự chủ về giá?

Sự cần thiết phải có sàn giao dịch hàng hóa

Tại hội thảo "Mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa- giải pháp kinh doanh bền vững, nhân bội lợi nhuận", TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, nhìn nhận: Dù có nhiều kết quả tốt nhưng Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) chưa thực sự là sở giao dịch hoàn chỉnh như các nước trong khu vực. Điều này cũng cản trợ thế mạnh của Sở trong việc phát triển nông nghiệp nước nhà.

"Hiện MXV chưa được quy định mã ngành, nghề kinh tế riêng, gây khó cho các nhà đầu tư nước ngoài. MXV cũng chưa có sản phẩm nội địa nào được niêm yết. Trong khi Việt Nam có lợi thế mạnh về cà phê robusta, tiêu, gạo, thủy sản... nhưng nông dân, công ty chế biến luôn bất lợi về giá, điều này là do chúng ta thiếu sàn giao dịch.

Đơn cử như cà phê robusta, chúng ta đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên giá cả lại bị phụ thuộc vào sàn Liffe London (Anh), dù nơi đây không trồng cà phê nhưng lại quyết định giá tham chiếu cho thị trường"- ông Hiển nói.

Chính vì thế, TS Hiển cho rằng, cần thiết phải có sàn giao dịch hàng hóa (GDHH) nông sản riêng biệt để phát triển nông nghiệp, giải quyết bài toán được mùa mất giá, thu hẹp khoảng cách nông sản thế giới... Cà phê robusta nên là sản phẩm triển khai đầu tiên.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm nay xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1 triệu tấn với kim ngạch thu về gần 2,4 tỷ USD, giảm 3,1% về số lượng nhưng tăng 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu cao nhất ghi nhận được của ngành cà phê trong 6 tháng đầu năm kể từ trước đến nay.

Trong đó, vùng Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất cà phê của cả nước về diện tích, sản lượng và giá trị vượt trội.

Tại hội thảo "Phòng ngừa rủi ro giá cà phê và các phương thức giao dịch mua bán cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa", ông Đoàn Ngọc Có - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đánh giá sàn giao dịch hàng hóa là hướng đi tốt phát triển ngành hàng cà phê, đem lại lợi ích cho nông dân, hợp tác xã và các bên tham gia ngành hàng cà phê.

Trên thực tế, giá cà phê thường biến động thất thường bởi nhiều yếu tố như thời tiết, cung cầu, chính sách… khiến người trồng gặp khó khăn trong dự đoán giá cả và lên kế hoạch sản xuất, dẫn tới bấp bênh về thu nhập.

Cũng tại hội thảo, ông Trần Văn Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest nói, Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung có diện tích trồng cà phê lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu phù hợp. Việc thành lập sàn giao dịch cà phê sẽ giúp khai thác tối đa lợi thế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, sàn giao dịch có thể trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, giới thiệu về văn hóa cà phê và quá trình sản xuất cà phê của địa phương.

“Việc mở sàn giao dịch cà phê tại Gia Lai là một cơ hội lớn để phát triển ngành cà phê, nâng cao đời sống người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua đó, kết nối với các vùng trồng cà phê của các tỉnh như Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum…”, ông Bình nhận định.

Ý tưởng đầy tiềm năng nhưng không ít rủi ro

Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam cần làm gì để tự chủ về giá?
Việc thành lập sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam là một ý tưởng đầy tiềm năng.

Các chuyên gia cho rằng, việc thành lập sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam là một ý tưởng đầy tiềm năng, tuy nhiên đi kèm đó là một số rủi ro mà các doanh nghiệp, người dân cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

TS Đinh Thế Hiển cho biết, trước đây Việt Nam đã thành lập nhiều sàn giao dịch ngay nhưng không thành công, một số sàn thì làm việc không hiệu quả.

Do đó để sàn giao dịch hàng hóa nông sản được phát triển thì cần phải đặt ở trung tâm tài chính quốc gia như Hà Nội và TP.HCM để thu hút lượng đầu tư tài chính trong nước và quốc tế.

“Đồng thời cần có trung tâm giao nhận hàng hóa như tổng kho, kho ngoại quan, hệ thống giao nhận tập trung trực thuộc Sở GDHH, hoặc đối tác để đáp ứng giao nhận nông sản tiêu chuẩn cho khách hàng”, TS Đinh Thế Hiển nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam khuyến nghị người tham gia kinh doanh trên các sàn GDHH cần phải có kiến thức, được đào tạo chuyên nghiệp trước khi gia nhập thị trường giao dịch, nhất là thị trường giao dịch quốc tế.

Theo ông Tự, hiện nay, các sàn GDHH đa phần là giao dịch hợp đồng tương lai nên cần phải hiểu rõ xu hướng cung cầu hàng hóa.

Ông lấy ví dụ, với cà phê rubusta, ở Luân Đôn và New York hiện nay chỉ 5% là giao dịch hàng thật trong khi đó 99,5% là giao dịch giấy tờ đến từ nhà đầu tư tài chính.

Đại diện doanh nghiệp, ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm - giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Classic (Gia Lai) - cho hay hiện ngành cà phê đang đối diện rủi ro khi mua xa, bán xa do biến động giá, nhất là với diễn biến bất ngờ của giá cà phê 2 năm qua.

Việc giao dịch cà phê qua sàn có thể khắc phục được tình trạng này, đảm bảo các giao dịch tương lai diễn ra như cam kết, đảm bảo an toàn nguồn cung cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Cũng theo ông Lâm, bởi là sàn giao dịch hàng hóa, nên cần thu hút nhiều người dân, HTX, doanh nghiệp tham gia giao dịch. Ttrong đó, sàn giao dịch phải cho thấy được người mua, người bán được lợi cái gì khi tham gia vào.

Ông Trần Văn Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest cho biết, để đạt được những hiệu quả, sàn giao dịch cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư xây dựng các kho chứa, hệ thống vận chuyển, các phòng thí nghiệm kiểm nghiệm chất lượng. Cần đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao về giao dịch, quản lý, marketing.

Tuy nhiên, để thành công, cần có sự đầu tư và nỗ lực của cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Nhận diện các yếu tố tác động đến giá cà phê trong tuần tới Nhận diện các yếu tố tác động đến giá cà phê trong tuần tới
Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp
Giá cà phê giảm về sát 100.000 đồng/kg, theo dự đoán thời gian tới sẽ tăng hay giảm? Giá cà phê giảm về sát 100.000 đồng/kg, theo dự đoán thời gian tới sẽ tăng hay giảm?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 19.000 đồng/lít

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay đồng loạt giảm, theo đó, xăng RON 92 và xăng RON 95 cùng xuống dưới 19.000 đồng/lít.
Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành Đường sắt đã bán hơn 70.600 vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt điều chỉnh giá vé tăng từ 2% đến 4% so với năm 2024, tùy theo từng đoàn tàu và cự ly di chuyển của hành khách. Tính đến ngày 15/4, số lượng vé đã bán trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là 70.600 vé, chiếm khoảng 59% so với lượng vé cung ứng.
Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi tiếp đà tăng, cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 17/4, tiếp đà tăng nhẹ tại khu vực miền Bắc và miền Nam, chững giá tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi tại ba miền dao động từ 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Giá tiêu tăng liên tiếp bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại

Hôm nay 17/4, thị trường tiêu trong nước duy trì đà tăng so với hôm qua, mức tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm giao động trong khoảng 156.500 - 159.000 đồng/kg.
Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Giá vàng vọt lên 114 triệu đồng/lượng, chỉ thấy khách mua, ít khách bán

Đầu giờ chiều 16/4, giá vàng miếng SJC nhảy vọt lên 114 triệu đồng/lượng, giữa lúc giá cao ngất ngưởng, dòng người xếp hàng chờ mua vẫn kéo dài, ngược lại rất ít khách muốn bán.
Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khách hàng truyền thống tăng nhập, giá gạo Việt lại đứng đầu thế giới

Khoảng một tuần nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, nguyên nhân là do các khách hàng truyền thống của gạo Việt Nam đang tăng nhập. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.
Giá vàng trong nước lập đỉnh 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước lập đỉnh 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh sáng nay (16/4), vọt lên mốc chưa từng có trong lịch sử - 111 triệu đồng/lượng.
Giá tiêu tiến sát mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tiến sát mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/4 tăng mạnh liên tiếp từ 1,000 đến 1,500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 155,500 - 158,000 đồng/kg.
Giá heo hơi bất ngờ tăng vọt, liệu có xuất hiện tình trạng “sốt giá”?

Giá heo hơi bất ngờ tăng vọt, liệu có xuất hiện tình trạng “sốt giá”?

Giá heo hơi hôm nay 16/4, phục hồi rõ nét trên cả nước, miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung – Tây Nguyên có điểm sáng, miền Nam ghi nhận giá tăng tại nhiều địa phương. Hiện tại, heo hơi trên cả nước giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá vàng tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng, các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng, các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 15/4, giá vàng SJC tiếp tục tăng vọt, lên đỉnh cao kỷ lục mới gần 108 triệu đồng/lượng, đắt hơn nhẫn trơn 2,5 triệu đồng mỗi lượng (bán ra). Giá vàng thế giới cũng bật tăng trở lại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động