Khu đô thị Phúc An Ashita – Lợi thế liền kề “con đường tơ lụa” Quốc lộ 13

Khu đô thị Phúc An Ashita là lựa chọn đầu tư sáng giá khi sở hữu vị trí liền kế Quốc lộ 13 tại Bàu Bàng.

Lợi thế từ “con đường tơ lụa”

Hiệu ứng “vết dầu loang” của thị trường bất động sản đang lan dần về hướng Bắc của tỉnh Bình Dương, điểm dừng là Bàu Bàng và chủ yếu xoay quanh trục Quốc lộ 13. Như đã biết, Quốc lộ 13 là con đường quan trọng bậc nhất, đóng vai trò đưa nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chuyển động tích cực.

Từ trục xương sống Quốc lộ 13, hàng loạt tuyến đường khác được đấu nối vươn ra tới đâu đã tạo ra sức bật mới tới đó, với hàng loạt khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ chạy dọc tuyến đường này.

Riêng Bình Dương, các khu vực đã được hưởng “trái ngọt” từ Quốc lộ 13 không thể không kể đến Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một… việc kết nối thuận tiện đã khơi thông dòng vốn đầu tư vào hơn 10 khu công nghiệp tại đây, kéo theo hàng ngàn người dân di cư đến sinh sống và làm việc mỗi năm.

Khu đô thị Phúc An Ashita – Lợi thế liền kề “con đường tơ lụa” Quốc lộ 13
Quốc lộ 13 “con đường tơ lụa” giúp kinh tế Bàu Bàng chuyển động tích cực

Quốc lộ 13 là nơi hội tụ những đầu mối giao thông quan trọng và hàng loạt tiện ích trung tâm thương mại cũng như địa điểm vui chơi giải trí như: Becamex, Siêu thị Big C, Aeon Mall, Điện máy Xanh,...Đến các dự án bất động sản nổi bật từ chung cư đến nhà phố.

Việc phát triển đạt đến ngưỡng giới hạn về quỹ và giá đất tại các khu vực phía Nam, Bình Dương nỗ lực với kế hoạch Bắc tiến thông qua mở rộng, đầu tư mới các tuyến đường kết nối khu vực phía Bắc - cụ thể là Bàu Bàng đến các điểm giao thương quan trọng và Quốc lộ 13 tiếp tục vai trò “dẫn dắt” dòng vốn nhà đầu tư vào khu vực này.

Theo các chuyên gia, kịch bản sẽ được lặp lại tại Bàu Bàng như các khu vực khác đã phát triển của Bình Dương - Từ những khu vực nghèo vươn lên dẫn đầu cả nước về các phương diện phát triển công nghiệp, đô thị.

Thông qua việc phát triển các đường “xương cá” từ trục Quốc lộ 13, sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Từ đây thúc đẩy các dự án nhà ở từ trung đến cao cấp để cung ứng cho nguồn cung đang sẵn có tại Bàu Bàng.

Thị trường mới - Nguồn cung mới

Giá đất các khu vực phía Nam Bình Dương đã tăng cao tạo động lực cho bất động sản tại Bắc Bình Dương toả sáng - Điều này thu hút các doanh nghiệp bất động sản hướng đến săn tìm quỹ đất và phát triển nguồn cung mới vừa túi tiền nhà đầu tư.

Đơn cử là khu đô thị Phúc An Ashita do Trần Anh Group phát triển, toạ lạc ngay trung tâm của Bàu Bàng, liền kề “con đường tơ lụa” Quốc lộ 13, dự án đã phát huy vai trò của mình khi góp phần thay đổi diện mạo khu vực. Đồng thời cung ứng hơn 400 sản phẩm nhà liền thổ xây sẵn cho khách hàng cũng như nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm kiếm bất động sản của Bàu Bàng.

Theo báo cáo của batdongsan.com vào đầu năm, nhà đầu tư đã để ý tới thị trường này khi lượng tìm kiếm tăng 400%, điều này cho thấy người mua đã chuyển hướng dần thay vị tìm kiếm tại thị trường sát vách TP.HCM.

Qua đó, những sản phẩm nhà như Phúc An Ashita được nhà đầu tư quan tâm khá lớn bởi sở hữu sự an toàn với việc dự án hiện hữu, sản phẩm bàn giao khi xây xong phần thô, hệ thống tiện ích nội khu sẵn có và đưa vào sử dụng ngay. Đặc biệt giá nằm ở khung vừa túi người mua, chỉ từ 2,1 tỷ đồng/căn. Trong đó, đa dạng sản phẩm để nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn gồm: Nhà phố, biệt thự và shophouse. Tính cạnh tranh ít nhưng thanh khoản cao vì số lượng sản phẩm giới hạn.

Khu đô thị Phúc An Ashita – Lợi thế liền kề “con đường tơ lụa” Quốc lộ 13
Khu đô thị Phúc An Ashita được xây sẵn tại Bàu Bàng

Xét về vị trí, từ khu đô thị kết nối nhanh chóng đến các khu công nghiệp lớn, hệ thống tiện ích ngoại khu thông qua Quốc lộ 13, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.

Các chuyên gia nhận định, Bình Dương hoàn toàn có thể triển khai ở Bàu Bàng những loại thành phố công nghiệp, thành phố thông minh, thành phố xanh, thành phố sinh thái. Với hệ thống nhân lực trình độ cao của các doanh nghiệp, các khu đô thị, khu vực này hoàn toàn có tiềm năng trở thành một thành phố hạt nhân, tương tự như TP.Thủ Đức. Khi hình thái đô thị đã hiển thị, dân cư sẽ kéo về trên nguyên tắc ‘thóc đâu bồ câu đấy’. Đối với những khách hàng là chuyên gia, công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu mua để ở thì các dự án đất nền, nhà phố gần khu công nghiệp họ làm việc lại có sức hấp dẫn tuyệt đối. Rút ngắn thời gian di chuyển, mức giá ưu đãi với không gian sống đầy đủ các tiện ích như trường học, bệnh viện, công viên, chợ dân sinh.

Còn đối với nhà đầu tư mong muốn kiếm lời, những dự án nhà phố, ven cụm công nghiệp hiện hữu đông dân cư với đầy đủ tính pháp lý, hạ tầng giao thông hoàn chỉnh như khu đô thị Phúc An Ashita trở thành yếu tố then chốt khi đưa ra quyết định "xuống tiền". Chưa kể, dự án có thêm "điểm cộng" nếu sở hữu tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm thông tin dự án, quý khách vui lòng truy cập website: https://phucanashita.vn/ hoặc https://trananhgroup.com.

Đơn vị phát triển dự án: Trần Anh Group

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động