Hà Nội: Bảo đảm nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân

Chiều 4/8, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để bảo đảm nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ người dân trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP. Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm hàng hóa phục vụ nhân dân.
Hà Nội phải sẵn sàng mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ Chủ tịch Hà Nội: Thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Thành phố để giảm ca nhiễm ngoài cộng đồng Bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội

Theo đó, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa trên địa bàn, TP Hà Nội chỉ đạo theo hai hướng như sau: Thứ nhất, rà soát lại các vùng trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố để cơ cấu tổ chức lại sản xuất, chăn nuôi (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm…) phù hợp nhu cầu tiêu dùng người dân trong phòng, chống dịch nhằm bảo đảm nguồn tự cung cao nhất cho Hà Nội.

Thứ hai, tiếp tục kết nối với các tỉnh, thành phố cung cấp hàng hóa qua các kênh phân phối nhằm cân đối cung cầu, bảo đảm đủ nhu cầu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Hà Nội: Bảo đảm nguồn cHà Nội bảo đảm nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân phòng, chống dịch Covid-19.ung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân
Hà Nội: Bảo đảm nguồn cHà Nội bảo đảm nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân phòng, chống dịch Covid-19.ung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân

Sở Công Thương Hà Nội đã rà soát nguồn hàng tại 21 tỉnh phía bắc trong Ban điều phối chuỗi cung ứng rau, thịt, thực phẩm an toàn cho TP. Hà Nội; tập trung khai thác nguồn hàng gần 800 chuỗi, các doanh nghiệp chế biến lớn, các doanh nghiệp, hộ sản xuất các sản phẩm OCOP, các hợp tác xã… Không dừng ở đó, thời gian tới Sở Công Thương Hà Nội sẽ mở rộng khai thác nguồn hàng tại các tỉnh khác để bảo đảm nguồn hàng thay thế nếu những tỉnh phía bắc xuất hiện dịch COVID-19.

Ngoài ra, Thành phố cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng phương án huy động và điều động phương tiện phục vụ vận chuyển lưu thông hàng hóa, kịp thời chỉ đạo các lực lượng chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong vận chuyển, lưu thông, đến nay hàng hóa của các doanh nghiệp được lưu thông bình thường.

Theo Sở Công thương Hà Nội, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch lây lan, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa dừng hoạt động.

Thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng lượng dự trữ hàng hóa tối đa về phục vụ nhân dân (nhiều hệ thống đã tăng lên trên 50% so với ngày bình thường), đổi mới các hình thức kinh doanh (tăng cường bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7...). Đồng thời, một số cơ sở chế biến trên địa bàn tiếp tục tăng công suất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối.

Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã rà soát lại nguồn cung hàng hóa trên địa bàn, nắm nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm của người dân để chỉ đạo các hệ thống phân phối thu mua, giúp người dân hạn chế đi lại, bảo đảm công tác phòng, chống dịch và bảo đảm tăng nguồn cung hàng hóa cho Thành phố.

Hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội cung ứng đủ cho người dân
Hàng hóa thiết yếu tại Hà Nội dôi dào, đáp ứng ứng đủ nhu cầu của người dân

Các doanh nghiệp, các địa phương đã tăng cường mở thêm các điểm bán. Sở Công Thương đang phối hợp với Bưu điện Hà Nội để tiếp tục mở thêm 472 điểm bán hàng thiết yếu; các quận, huyện, thị xã đã xây dựng phương án tổ chức triển khai điểm bán hàng trong tình huống dịch COVID-19, trong đó, mỗi phường/xã tổ chức thêm ít nhất 1 điểm bán, những nơi chưa có chợ tổ chức tối thiểu từ 2 điểm bán trở lên.

Đồng thời, rà soát các điểm đất trống, sân vận động, bến xe (đang dừng hoạt động), các chợ đang hoạt động chưa hết công suất… đối với các địa phương ở các cửa ngõ Thủ đô để làm nơi trung chuyển hàng hóa, giãn cách cho các chợ đầu mối đang dừng hoạt động.

Tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được Sở Công Thương niêm yết công khai để phục vụ nhân dân; đồng thời, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

Qua 12 ngày thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, Bộ Công Thương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các doanh nghiệp trên địa bàn, Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân. Trong hai ngày đầu thực hiện giãn cách, sức mua tăng bình quân tại các hệ thống phân phối khoảng 30% so với ngày bình thường.

Nhờ có sự chuẩn bị sẵn sàng về hàng hóa, nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, tích trữ, tăng giá của các lực lượng chức năng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên đến ngày thứ ba trở đi, hoạt động mua sắm trở lại bình thường.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng

Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng tiếp đà đi lên, tại thời điểm 9h30, giá vàng miếng xác lập mức kỷ lục mới 86,2 triệu đồng/lượng.
Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nguyên nhân chính khiến hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Ngoài ra, còn một lý do khác là hóa đơn tính tiền điện bị nhảy bậc theo biểu giá lũy tiến 6 bậc.
Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Giá cà phê hôm nay 5/5 trong khoảng 102.000 - 103.500 đồng/kg, như vậy giá cà phê nội địa đã “bốc hơi” khoảng 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần.
“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

Vé máy bay đi Điện Biên sẽ tiếp tục "nóng" lên khi gần đến dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo khảo sát, các chuyến bay giữa Hà Nội - Điện Biên đã hết sạch vé, các chuyến bay từ TPHCM còn rất ít vé một chiều.
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Một số ý kiến cho rằng giá vé máy bay tăng cao quá mức, một phần do phải chịu thuế, phí không hề nhỏ, Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng về thông tin này.
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Hiện giá dừa tươi đã tăng lên 130.000 đồng/chục, cao gấp 4 lần so với trước đó. Không những giá cao mà còn biến động mạnh, giá buổi sáng báo khác chiều mua vào đã khác.
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng vào sáng nay (3/5) do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Theo các chuyên gia kinh tế, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.
Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng lần thứ 3 vào sáng nay (3/5), giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng lên gần 86 triệu đồng mỗi lượng, lập đỉnh lịch sử mới.
Giá cà phê liên tục tăng sốc, nhiều quán cafe ở Hà Nội rục rịch tăng giá

Giá cà phê liên tục tăng sốc, nhiều quán cafe ở Hà Nội rục rịch tăng giá

Giá cà phê hôm nay (1/5) giao dịch trong khoảng 132.700 - 133.500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Giá cà phê nguyên liệu liên tục tăng cao khiến nhiều quán cafe ở Hà Nội buộc phải tăng thêm giá bán để có lãi.
Đất nền sốt là màn kịch mà các môi giới, nhà đầu tư tạo ra

Đất nền sốt là màn kịch mà các môi giới, nhà đầu tư tạo ra

Thời gian gần đây, thị trường ven Hà Nội ghi nhận một số khu vực có hiện tượng "tăng giá vô căn cứ". Các chuyên gia cho rằng, đây là những hiện tượng bất thường, những thị trường giả, thị trường ảo.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động