Giá tiêu tăng trở lại sau 4 ngày giảm liên tiếp
Giá tiêu suy giảm, nhiều công ty bán tiêu để đầu tư vào cà phê Đà giảm hồ tiêu vẫn tiếp tục diễn ra trong tuần này Giá tiêu khó xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg? |
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 144.500 đồng/kg tăng 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 143.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 144.500 đồng/kg tăng 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay biến động so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 143.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 144.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay ở các vùng trọng điểm quay đầu tăng mạnh trở lại ở các địa phương trọng điểm so với ngày hôm qua, ghi nhận mức giá cao nhất tại 144.500 đồng, dao động ở vùng giá 143.000 – 144.500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.681USD/tấn giảm 0,64% so với ngày hôm qua, giá tiêu trắng Muntok ở mức 9.146 USD/tấn, giảm 0,65% so với ngày hôm qua.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.400 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.000 USD/tấn.
Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.
Thị trường tiêu quốc tế gặp nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực
Xây dựng được thương hiệu cây gia vị ở thị trường CPTPP sẽ giúp sản phẩm được nhận diện rõ hơn. |
Tuần vừa qua, thị trường tiêu quốc tế gặp nhiều biến động theo chiều hướng khá tiêu cực khi không có quốc gia nào ghi nhận tăng.
Cụ thể, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục giảm trong 1 tháng qua. Còn giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận ổn định trong tuần qua. Trong khi đó, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia ổn định trong tuần trước.
Còn tại Maylaysia, do đồng Ringgit của nước này giảm 1% so với USD (4.33 MYR/USD), qua đó đẩy giá tiêu nội địa và xuất khẩu của nước này đều giảm trong tuần qua.
Giá tiêu đen Brazil tiếp tục giảm kể từ tuần trước do tác động của đồng Real Brazil giảm 1% so với USD (5,71 BRL/USD).
Giá tiêu đen Campuchia cũng như tiêu trắng Trung Quốc duy trì ổn định và không thay đổi. Ngoài ra, giá tiêu đen Việt Nam ổn định trong khi giá tiêu trắng ghi nhận giảm.
Sau khi ghi nhận giảm trong 3 tuần qua, thị trường hồ tiêu tại Mỹ duy trì ổn định với hoạt động hạn chế.
Tháng 9/2024, chỉ số giá IPC và giá tổng hợp trong 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy xu hướng tích cực khi chỉ số giá tiêu đen tăng mạnh 8.3%, đạt 96.58 điểm trong khi chỉ số giá tiêu trắng tăng cao hơn, tăng 9.1% đạt 90.48 điểm.
Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, năm 2024 ghi nhận sự đột phá trong xuất khẩu nhờ vào lợi thế từ các hiệp định FTA và nỗ lực của doanh nghiệp và người tiêu dùng thế giới ngày càng biết nhiều hơn đến hàng Việt Nam. 8 tháng năm 2024, xuất khẩu quế, hồi, cây gia vị… sang các thị trường đều ghi nhận con số tăng trưởng cao. Đây là những động lực rất lớn, những con số trên đã là minh chứng rõ nhất về tình hình tận dụng ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, hiện nay, các doanh nghiệp ngành hàng hồ tiêu đã xuất khẩu đi nhiều thị trường trong đó có khối thị trường CPTPP. Trong khối thị trường này, có các thị trường như Australia, Nhận Bản, New Zealand… là những nước có nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi Việt Nam lại có lợi thế về sản xuất.
Bà Hoàng Thị Liên cho rằng, xây dựng được thương hiệu cây gia vị ở thị trường CPTPP sẽ giúp sản phẩm được nhận diện rõ hơn và mang lại giá trị cao hơn. Song hiện nay, để xây dựng được thương hiệu phải bắt buộc nhà xuất khẩu, nhà chế biến gắn trực tiếp với vùng nguyên liệu để làm việc trực tiếp với nông dân, từ đó, mới quản lý được sản xuất và như vậy mới đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Chất lượng mới gắn liền với yếu tố bền vững, truy xuất nguồn gốc. Đây là điều kiện cần.
TS Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ thêm, xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ một doanh nghiệp duy nhất mà của cả chuỗi giá trị, cả hệ sinh thái mà doanh nghiệp đó làm công tác điều phối. Ví dụ để xuất khẩu 1 mặt hàng thì đằng sau đó là nhiều tác nhân khác trong một chuỗi giá trị, từ những người sản xuất chế biến ra sản phẩm ban đầu, quá trình sơ chế và chế biến sâu hơn. Như vậy điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất khác nhau của nhiều tác nhân trong 1 chuỗi giá trị. Nếu ta thành công trong xây dựng thương hiệu, giá trị hàng hoá sẽ có thể tăng gấp đôi, gấp 3, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
Thị trường tiêu xuất hiện xu hướng tăng giá đáng mừng |
Giá cà phê khiến cho tiêu chịu nhiều áp lực giảm giá |
Vì sao người dân ở nhiều địa phương mở rộng diện tích trồng tiêu? |