Giá phân bón tăng "phi mã" sẽ "ăn" hết lợi nhuận của nông dân

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, sản xuất phân bón tăng, nhập khẩu tăng và nhu cầu sử dụng không tăng, giữ ổn định so với năm 2020, thậm chí còn giảm. Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định nguồn cung phân bón của chúng ta không thiếu, không có chuyện cung cầu đứt gãy, khi nguồn cung phân bón còn dư.
Bộ Công Thương lý giải về giá phân bón tăng mạnh Giá phân bón tăng mạnh 30% Giá phân bón nhập khẩu về Việt Nam tăng đột biến

Đâu là nguyên nhân?

Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 2,8 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 802,7 triệu USD, giá trung bình 284 USD/tấn, tăng 20,1% về khối lượng, 36,6% về kim ngạch và 13,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Số liệu tổng hợp từ thị trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, giá phân bón sản xuất trong nước tính đến ngày 8/8/2021 đã tăng rất cao so với tháng 1/2021, thậm chí có loại tăng hơn 80%.

Giá phân bón tăng
Phân bón trong nước dư thừa, giá vẫn cao ngất ngưởng

Lý giải về việc giá phân bón tăng trong thời qua, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh cho rằng giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.

Trong khi đó, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc ... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng này phục hồi rất nhanh...

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) Phùng Hà, giá phân bón tăng cao là do các nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón của thế giới tăng rất cao.

Cụ thể, lưu huỳnh tăng trên 70% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019; amoniac tăng gấp 2 lần, kéo theo đó là những phân bón đơn, như ure, DAP, super lân… tăng giá theo.

Nguồn cung phân bón không thiếu

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Hoàng Trung, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất phân bón trong nước tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, số lượng phân bón nhập khẩu cũng tăng khoảng 6%. Sản xuất tăng, nhập khẩu tăng và nhu cầu sử dụng không tăng, giữ ổn định so với năm 2020, thậm chí còn giảm bởi trong chuyển đổi, tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều diện tích trồng trọt đã chuyển đổi sang mục đích khác.

"Với cung - cầu như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định nguồn cung phân bón của chúng ta không thiếu. Không có chuyện cung cầu đứt gãy, khi nguồn cung phân bón còn dư. Chúng tôi đồng ý giá phân bón tăng là do giá nguyên liệu và cước vận tải tăng, nhưng việc tăng tới 50-80% chỉ trong vòng nửa năm là hết sức phi lý", ông Hoàng Trung cho hay.

Giá phân bón tăng
Giá phân bón tăng "phi mã" sẽ "ăn" hết lợi nhuận của nông dân

Giá phân bón tăng "phi mã" trước mắt làm giảm động lực sản xuất vụ mới và về lâu dài ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của nông dân.

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào leo thang, Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân cần sử dụng tiết kiệm các loại phân bón, không vượt quá nhu cầu của cây trồng.

Đồng thời, Cục Trồng trọt cũng đã chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm lượng phân bón, sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ tại chỗ giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt

Đề nghị kiểm tra hiện tượng đầu cơ trục lợi

Trao đổi về vấn đề giá phân bón, ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang đồng tình với nguyên nhân phân bón tăng giá là do tác động của giá nguyên liệu trên thế giới. Song ông Thọ cho rằng các nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ ít trong các nguyên liệu sản xuất phân bón, vấn đề tăng giá quá cao cần sự giải thích cho rõ và đầy đủ.

"Giá phân bón tăng đã ảnh hưởng lớn đến người nông dân trồng lúa. Dẫn chứng là chi phí cho phân bón tăng từ 30-50%, trong khi giá lúa bán chỉ được 5.000 - 5.300 đồng/kg nên lợi nhuận chỉ còn lại vài trăm đồng, thậm chí thua lỗ", ông Trương Kiến Thọ cho hay.

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết: "Bộ Công Thương đã khẳng định sản lượng sản xuất phân bón trong nước và nhập khẩu đều tăng, nguồn cung không thiếu nhưng giá phân bón vẫn tăng cao. Nguyên nhân là chi phí nguyên liệu đầu vào cao. Sở NN&PTNT đề nghị kiểm tra xem có hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng hóa, đầu cơ trục lợi để xử lý tận gốc".

Hạn chế xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung trong nước

Để góp phần bình ổn giá phân bón, đảm bảo nguồn cung, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã cùng thống nhất một số giải pháp.

Trước hết, khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tăng tối đa công suất, minh bạch giá cả ra khỏi nhà máy, đường cung ứng, phân phối rõ rang đảm bảo nguồn cung phân bón ra thị trường, tránh tâm lý lo lắng thiếu hàng hóa của người nông dân, loại bỏ được tình trạng găm hàng đẩy giá.

Đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế, lùi lại các hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ có văn bản chỉ đạo địa phương hướng dẫn người dân duy trì sản xuất theo hướng sử dụng phân bón tiết kiệm, thực hiện kỹ thuật "3 giảm 3 tăng".

Hai Bộ cũng sẽ cùng thống nhất có văn bản đề xuất giải pháp trình lên Chính phủ, trong đó tập trung vào các giải pháp tăng thuế xuất khẩu để kiềm chế xuất khẩu phân bón, giảm thuế cho các doanh nghiệp phân bón và tháo gỡ các điểm nghẽn lưu thông vận chuyển để hạ giá thành, đồng thời kiểm tra gắt gao thị trường để ngăn chặn tình trạng đầu cơ trục lợi.

H.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Trước những bất cập về an toàn thực phẩm, đặc biệt với các sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường hiện nay, việc kiểm soát chặt chẽ và truy xuất nguồn gốc từ sản xuất đến tiêu thụ của cơ quan chức năng là vô cùng cấp thiết. Đây không chỉ là giải pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và ngăn chặn gian lận thương mại.
Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Giá tiêu nội địa sáng 11/7 tiếp tục dao động quanh ngưỡng 140.000 – 142.000 đồng/kg, trong đó Đắk Nông ghi nhận mức giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu từ Việt Nam và tăng thu mua từ các đối thủ như Indonesia, thị trường hồ tiêu vẫn cho thấy sự ổn định nhờ lực cầu nội địa vững vàng và giá xuất khẩu duy trì ở mức cao.
Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Sáng 11/7, giá cà phê trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường quốc tế biến động mạnh. Giá robusta lao dốc do nguồn cung toàn cầu dồi dào và tỷ giá bất lợi, trong khi arabica bật tăng vì lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Brazil sau quyết định áp thuế 50% của Mỹ.
Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp, mà là thước đo cho mức độ công bằng và minh bạch của thị trường. Và để làm được điều đó, chính sách pháp lý phải là lá chắn thực sự đủ mạnh.
Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Từ 15h chiều nay (10/7), giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại sau hai kỳ điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 vượt mốc 20.000 đồng/lít, trong khi dầu diesel tăng mạnh tới 430 đồng/lít. Đợt điều chỉnh lần này phản ánh rõ tác động từ các biến động địa chính trị và xu hướng tăng của giá dầu thế giới.
Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh giá tiêu trong nước ngày 10/7 tiếp tục giữ vững ở mức cao 140.000 – 142.000 đồng/kg, thị trường quốc tế lại chứng kiến những chuyển động đáng chú ý từ Campuchia khi quốc gia này ghi nhận giá tiêu tăng vọt nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi. Bài viết phân tích toàn cảnh thị trường hồ tiêu hiện nay và triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Trong khi giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn London và New York đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 10/7 do áp lực nguồn cung toàn cầu gia tăng, thị trường trong nước lại ghi nhận mức tăng nhẹ. Diễn biến trái chiều này phản ánh những đặc thù riêng của thị trường Việt Nam, nơi xuất khẩu vẫn đang lập kỷ lục bất chấp giá quốc tế suy yếu.
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động