Bộ Công Thương lý giải về giá phân bón tăng mạnh

Theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) giá phân bón tăng do nguyên liệu cho sản xuất phân DAP và MAP là lưu huỳnh đã tăng 2 lần, giá ammoniac tăng khoảng 30%, giá vận chuyển tăng 5 lần…
Nhập khẩu phân bón tăng mạnh trong tháng 5 Gần 1,4 triệu tấn phân bón được nhập về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm Phối hợp ngăn chặn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại sau khi sụt giảm trên 10% cả về lượng và kim ngạch trong tháng 4/2021 thì bất ngờ tăng mạnh trong tháng 5/2021, với mức tăng 59% về lượng, tăng 67% về kim ngạch và giá tăng 5% so với tháng 4/2021, đạt 543.807 tấn phân bón, tương đương 160,13 triệu USD, giá trung bình 294,5 USD/tấn; so với cùng tháng năm 2020 cũng tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 33,3%, 43,2% và 7,4%.

Tính chung 5 tháng năm 2021 nhập khẩu phân bón các loại đạt 1,87 triệu tấn, trị giá 519,39 triệu USD, giá trung bình 277,6 USD/tấn, tăng 10,3% về lượng, tăng 19,7% kim ngạch và giá tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Công Thương lý giải về giá phân bón tăng mạnh
Bộ Công Thương lý giải về giá phân bón tăng mạnh

Liên quan đến hiện tượng tăng giá phân bón diễn ra mạnh và đồng loạt bắt đầu từ đầu năm 2021, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã có các biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Sau khi điều tra, cân nhắc các yếu tố tác động kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá từ năm 2017.

“Cục PVTM thường xuyên theo dõi tình hình thị trường phân bón, có đánh giá nguyên nhân khiến giá phân bón tăng trong thời gian gần đây. Phân tích ban đầu cho thấy, giá phân bón tăng đợt này này chủ yếu do các yếu tố như nguyên liệu sản xuất tăng, chi phí vận tải tăng”, ông Dũng nói.

Cụ thể theo ông Dũng, nguyên liệu cho sản xuất phân DAP và MAP là lưu huỳnh đã tăng 2 lần, giá ammoniac tăng khoảng 30%, giá vận chuyển tăng 5 lần… những yếu tố này khiến giá phân bón tăng. Thêm nữa, trong quá trình phối hợp với Bộ NN&PTNT để đánh giá cung cầu, Bộ Công Thương nhận thấy phân bón thời gian qua hoàn toàn đủ năng lực cung ứng nhu cầu trong nước. Trong khi phân bón DAP và MAP nhập khẩu tăng 50% và sản xuất trong nước tăng 130%, trong khi đó nhu cầu cũng không phải quá lớn.

Trong khi đó, từ khi có lượng sản xuất trong nước làm đối trọng với hàng nhập khẩu, mức tăng của phân bón DAP và MAP sản xuất trong nước thấp hơn so với mức tăng của hàng nhập khẩu (giảm còn 8-10 triệu/tấn so với 14-15 triệu/tấn) chính là đối trọng kìm hãm sự tăng giá phân bón, giúp bình ổn thị trường.

Còn theo lý giải của đại diện Cục Hóa chất, nguyên nhân chủ yếu khiến giá phân bón tăng là do hiện giá cước vận chuyển container đã tăng 5 lần so với năm trước, khi phân bón DAP và MAP và Ure hầu hết được vận chuyển bằng container. Thêm vào đó, nguồn cung phân bón trong khu vực Đông Nam Á sụt giảm do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng, sửa chữa khiến giá phân bón tăng… là những yếu tố khiến giá phân bón trong nước tăng theo. Dự báo của Cục Hóa chất cũng cho biết, phân bón đang bước vào chu kỳ tăng nên từ nay đến hết năm, giá phân bón sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

H.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023 được tổ chức với hy vọng, không chỉ là nơi mua sắm và trải nghiệm cho người dân và du khách dịp cuối năm mà còn là "cầu nối" giúp nhiều doanh nghiệp thâm nhập hệ thống bán lẻ thị trường Thủ đô và cả nước.
Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Sau gạo, Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023. Động thái này diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm do tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động