Giá heo hơi hôm nay 6/12: Tiếp tục giảm, cao nhất 51.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 4/12: Lặng sóng trên cả nước Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước? Giá heo hơi hôm nay 5/12: Giảm nhẹ ở một vài nơi |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg.
Trong đó, heo hơi tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng giảm 1.000 đồng/kg về mức 48.000 đồng/kg.
Tỉnh Thái Bình thu mua heo hơi với giá 49.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 49.000 | - |
Yên Bái | 49.000 | - |
Lào Cai | 48.000 | - |
Hưng Yên | 49.000 | - |
Nam Định | 49.000 | - |
Thái Nguyên | 49.000 | - |
Phú Thọ | 48.000 | -1.000 |
Thái Bình | 49.000 | -1.000 |
Hà Nam | 50.000 | - |
Vĩnh Phúc | 48.000 | -1.000 |
Hà Nội | 49.000 | - |
Ninh Bình | 49.000 | - |
Tuyên Quang | 49.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên cao nhất 49.000 đồng/kg
Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm nhẹ.
Theo đó, Quảng Bình và Quảng Ngãi cùng giảm 1.000 đồng/kg còn 49.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giao dịch ổn định so với hôm qua.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 47.000 - 49.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa | 48.000 | - |
Nghệ An | 47.000 | - |
Hà Tĩnh | 47.000 | - |
Quảng Bình | 49.000 | -1.000 |
Quảng Trị | 49.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 48.000 | - |
Quảng Nam | 49.000 | - |
Quảng Ngãi | 49.000 | -1.000 |
Bình Định | 49.000 | - |
Khánh Hòa | 48.000 | - |
Lâm Đồng | 48.000 | - |
Đắk Lắk | 47.000 | - |
Ninh Thuận | 47.000 | - |
Bình Thuận | 48.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam thấp nhất 47.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi khu vực miền Nam lặng sóng.
Hiện, Bình Dương và Cà Mau tiếp tục giữ mức giao dịch thấp nhất và cao nhất khu vực với 47.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg/.
Các tỉnh, thành khác không thay đổi giá so với hôm qua.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 48.000 | - |
Đồng Nai | 48.000 | - |
TP HCM | 48.000 | - |
Bình Dương | 47.000 | - |
Tây Ninh | 48.000 | - |
Vũng Tàu | 48.000 | - |
Long An | 50.000 | - |
Đồng Tháp | 49.000 | - |
An Giang | 49.000 | - |
Vĩnh Long | 49.000 | - |
Cần Thơ | 49.000 | - |
Kiên Giang | 48.000 | - |
Hậu Giang | 49.000 | - |
Cà Mau | 51.000 | - |
Tiền Giang | 50.000 | - |
Bạc Liêu | 50.000 | - |
Trà Vinh | 48.000 | - |
Bến Tre | 49.000 | - |
Sóc Trăng | 49.000 | - |
Hà Tĩnh đồng loạt tiêu độc, khử trùng ngăn dịch tả heo châu Phi
Tháng 11, dịch tả lợn châu Phi tái phát tại Hà Tĩnh với ổ dịch đầu tiên ở huyện Nghi Xuân. Đến nay, bệnh đã xảy ra tại 39 hộ chăn nuôi của 18 thôn tại các xã: Cẩm Dương, Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên); Lâm Trung Thủy (Đức Thọ); Xuân Phổ (Nghi Xuân); Tân Lâm Hương, Thạch Ngọc (Thạch Hà) và các phường Trung Lương, Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) khiến 163 con lợn ốm chết, buộc phải tiêu huỷ, tổng khối lượng là 12.483 kg.
Bà Hoàng Thị Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông tin, dịch bệnh xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không thực hiện triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn... Dự báo thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục có diễn biến phức tạp. Tình hình dịch bệnh trên cả nước, nhất là tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang có chiều hướng gia tăng.
Tại Hà Tĩnh, các đợt mưa lớn kéo dài vừa qua khiến nhiều khu vực chăn nuôi, chuồng trại bị ngập lụt, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi tăng đàn phục vụ nhu cầu dịp tết Nguyên đán; hoạt động mua bán, vận chuyển gia tăng... Trong khi vi-rút bệnh dịch tả lợn châu Phi có khả năng đề kháng cao, tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền phức tạp và khó kiểm soát; bệnh chưa có thuốc đặc trị.
Để ứng phó với dịch bệnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và thực hiện việc tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các trục giao thông chính, thức ăn, trang thiết bị chăn nuôi. Các địa phương tiến hành lập hội đồng xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, đảm bảo chính xác về số lượng, khối lượng tiêu huỷ, hồ sơ, thủ tục theo quy định; xử lý các hố chôn lợn bệnh và vùng xung quanh để không phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh ra môi trường.
Ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà cho hay, khi phát hiện dịch bệnh, huyện đã chỉ đạo các địa phương (xã Tân Lâm Hương và Thạch Ngọc) triển khai công tác tiêu hủy theo quy định; tổ chức tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại; lập chốt canh gác và khử trùng các phương tiện giao thông ra, vào vùng có dịch. Đồng thời chỉ đạo các địa phương thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch. Qua kiểm tra thực tế tại các hộ chăn nuôi vùng dịch cho thấy người dân có tuân thủ và chủ động thực hiện các giải pháp tiêu độc, khử trùng.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Quang Thọ cho biết: Sở đã chỉ đạo các địa phương triển khai đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi tại các vùng dịch, vùng nguy cơ cao trên địa bàn, ổ dịch cũ, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật.... đồng loạt trong tháng 12/2023. Bên cạnh đó, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; nghiêm cấm việc nhập gia súc từ tỉnh khác vào cơ sở giết mổ mà không có hồ sơ thủ tục theo đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
"Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh để tránh thiệt hại; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi và khu vực liên quan đảm bảo yêu cầu, tần suất; giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh. Công tác kiểm soát dịch bệnh được triển khai quyết liệt, đồng bộ tuy nhiên không để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là việc tiêu thụ đàn lợn thương phẩm của người dân" – ông Nguyễn Quang Thọ cho biết thêm.