Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?

Dù giá heo hơi trong nước giảm nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 6 liên tiếp. Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?
Việt Nam nhập khẩu hơn 414.000 tấn lúa mì trong tháng 10/2023 Việt Nam chi 1,02 tỷ USD nhập khẩu đậu tương trong 10 tháng Việt Nam chi 4,27 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu trong 10 tháng
Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?
Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tiếp tục tăng

Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu 81,44 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt với trị giá 158,92 triệu USD, tăng 27,2% về lượng và tăng 7,5% về trị giá so với tháng 10/2022. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 572,11 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 5% về lượng, nhưng giảm 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tiếp tục tăng trong bối cảnh giá heo hơi vẫn giảm do sức mua chưa có nhiều cải thiện bởi người dân tiết kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó, nhiều bếp ăn tập thể cơ cấu lại quy mô sản xuất, nhu cầu nhập hàng thực phẩm giảm xuống.

Tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 44 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng, đạt 18,85 nghìn tấn, trị giá 56,21 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và tăng 34,4% về trị giá so với tháng 10/2022, chiếm 23,15% về lượng và chiếm 35,37% về trị giá trong tổng nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của cả nước.

Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm thịt từ Ấn Độ về Việt Nam giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 2.982 USD/tấn. Lũy kế 10 tháng năm 2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 126,93 nghìn tấn, trị giá 372,61 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Nhìn chung, trong 10 tháng năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm thịt cho Việt Nam có sự thay đổi khi lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc có xu hướng giảm; trong khi nhập khẩu từ Nga lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; thịt trâu tươi đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; mỡ heo đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Trong đó, nhập khẩu thịt bò tiếp tục giảm, trong khi nhập khẩu thịt gia cầm, thịt heo, thịt trâu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống tiếp tục tăng so với tháng 10/2022. Tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu 14,4 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 33,88 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với tháng 10/2022, đây là tháng thứ 6 liên tiếp lượng thịt heo nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Giá nhập khẩu thị heo trung bình về Việt Nam ở mức 2.352 USD/tấn, tăng 7,3% so với tháng 10/2022. Lũy kế 10 tháng năm 2023, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 95,4 nghìn tấn, trị giá 239,37 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 10/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 17 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 45,61% trong tổng lượng nhập khẩu thịt heo của cả nước; tiếp theo là Nga chiếm 33,88%; Đức chiếm 5,69%; Canada chiếm 3,29%; Tây Ban Nha chiếm 2,13%...

Đáng chú ý, trừ Canada lượng thịt heo nhập khẩu từ các thị trường này về Việt Nam tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt heo cho Việt Nam có sự thay đổi, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Nga, Hoa Kỳ tăng; trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ Brazil, Đức, Canada, Hà Lan lại giảm.

Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?

Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước?
Tháng 11/2023, giá heo hơi trên cả nước trong xu hướng giảm do sức mua trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.

Tháng 11/2023, giá heo hơi trên cả nước trong xu hướng giảm do sức mua trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Hiện giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg, giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước. Cụ thể, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc hiện dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên hiện dao động trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước. Giá heo hơi tại khu vực miền Nam hiện dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, năm 2023, sản lượng thịt heo của Việt Nam đạt khoảng 4.568 nghìn tấn. Các chuyên gia cho hay, mặc dù nhập khẩu thịt heo liên tục tăng, nhưng qua số liệu thống kê cho thấy, lượng thịt heo nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023 chiếm khoảng 2,1% so với sản lượng thịt heo sản xuất trong nước.

Như vậy, có thể khẳng định, thịt heo nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023 không thể ảnh hưởng đến việc giá thịt heo giảm trong thời gian vừa qua. Đến thời điểm này, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. Hiện tổng đàn heo của cả nước đạt khoảng 28,6 - 28,7 triệu con.

Ông Nguyễn Văn Trọng – nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, với tỷ lệ đàn heo hiện có, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt heo và các sản phẩm từ thị heo của thị trường trong nước từ nay đến cuối năm, kể cả dịp Tết Nguyên đán 2024.

“Dự báo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024 chủ yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán tăng từ 10 - 15% so với các tháng khác trong năm. Vì vậy, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ thì cơ bản thị trường nguồn cung sẽ ổn định, không bị thiếu hụt thực phẩm”, ông Nguyễn Văn Trọng cho biết.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024 chủ yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán tăng từ 10-15% so với các tháng khác trong năm.

Do vậy, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nguồn cung sẽ ổn định, không bị thiếu hụt thực phẩm.

Nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 30 tỷ USD Nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 30 tỷ USD
Xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc khả quan 2 tháng cuối năm Xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc khả quan 2 tháng cuối năm
8 doanh nghiệp được giao nhập khẩu 107.000 tấn đường 8 doanh nghiệp được giao nhập khẩu 107.000 tấn đường
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chạm mốc 600 tỷ USD Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chạm mốc 600 tỷ USD
Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc
Trung Quốc chi 1,75 triệu USD nhập khẩu cao su Việt Nam Trung Quốc chi 1,75 triệu USD nhập khẩu cao su Việt Nam
Xuất nhập khẩu đã vượt mốc 600 tỷ USD Xuất nhập khẩu đã vượt mốc 600 tỷ USD
Xuất khẩu tuần 27/11-3/12: Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, Xuất khẩu thủy sản đạt gần 840 triệu USD Xuất khẩu tuần 27/11-3/12: Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, Xuất khẩu thủy sản đạt gần 840 triệu USD
Thanh Bình

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Sự hợp nhất giữa Viện Chăn nuôi và Viện Thú y không chỉ là bước đi tinh gọn bộ máy mà còn mở ra kỳ vọng về một trung tâm nghiên cứu hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi – thú y phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Sự linh hoạt trong quy định pháp lý giúp thúc đẩy tính thanh khoản, tăng niềm tin nhà đầu tư và người mua nhà.
Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Đối mặt với những biến động chưa từng có từ thị trường quốc tế và các điểm nghẽn nội tại, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang dần chuyển mình mạnh mẽ. Từ chiến lược nội địa hóa, nâng cao hiệu suất sản xuất đến áp dụng công nghệ số và mở rộng kết nối toàn cầu, các doanh nghiệp đang định hình nền tảng vững chắc cho mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất ô tô và linh kiện của khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những ưu đãi lớn nhất dành cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, để chính sách không bị biến thành “đặc quyền vô điều kiện”, trong phiên họp chiều 11/6, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh cần siết lại các tiêu chí hưởng lợi, gắn miễn thuế với nghĩa vụ sử dụng đất hiệu quả và công bằng.
Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Ngày 11/6, Bộ Công Thương ban hành Thông tư mới hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Quy định lần này tập trung vào việc chuẩn hóa hồ sơ, quy trình cấp phép và xác lập cơ sở điều hành giá bán lẻ, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo

Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo

Những tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi giá giảm sâu, tác động không nhỏ đến doanh nghiệp và đời sống nông dân. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra không quá bi quan bởi hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của ta đã được đa dạng hóa, mở rộng thị phần phân khúc cao cấp không chỉ ở EU mà cả với Nhật Bản, Trung Quốc và Trung Đông.
Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Cơ hội vàng cho gạo Việt vươn tầm quốc tế

Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Cơ hội vàng cho gạo Việt vươn tầm quốc tế

Khủng hoảng gạo đang khiến Nhật Bản lao đao với giá cả tăng vọt, kho dự trữ cạn kiệt và chuỗi cung ứng rối loạn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một đối tác tiềm năng, không chỉ giúp Nhật giải cơn “khát gạo” ngắn hạn mà còn mở ra cơ hội tái định vị thương hiệu gạo Việt trên bản đồ lương thực toàn cầu.
Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Chuyển đổi số tạo đà cho nông sản vươn xa

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua nền tảng số đang trở thành hướng đi chiến lược tại nông thôn. Từ nông dân đến hợp tác xã và doanh nghiệp đều có thể tham gia vào chuỗi giá trị mới, mở ra nhiều cơ hội trong hành trình chuyển đổi số nông thôn.
Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập

Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất và kinh doanh bền vững không còn là lựa chọn tự nguyện, mà trở thành con đường bắt buộc đối với doanh nghiệp Việt, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động