Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xanh, hướng tới thị trường cao cấp TH khánh thành nhà máy sữa tại Nga: Dấu mốc mới cho thương hiệu Việt toàn cầu Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt |
![]() |
TH coi thương hiệu là tài sản chiến lược gắn liền với đổi mới và bền vững. |
Thương hiệu mạnh từ chất lượng, sáng tạo và khát vọng vươn xa
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam không chỉ cải tiến về giá trị và sức mạnh thương hiệu mà còn khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu. Nhiều tên tuổi như Viettel, Vingroup, Petrovietnam, Vinamilk, Masan… đã góp phần đưa hình ảnh doanh nghiệp Việt lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực và thế giới.
Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn đã làm chủ công nghệ, đi đầu trong chuyển đổi số, xanh, tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giải quyết những bài toán lớn của quốc gia. Từ Vinamilk đến THACO, từ TH đến Hòa Phát – họ đều coi thương hiệu là tài sản chiến lược gắn liền với đổi mới và bền vững.
Theo Brand Finance, giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam liên tục tăng trong 5 năm gần đây: 319 tỷ USD (2020), 388 tỷ USD (2021), 431 tỷ USD (2022), 498 tỷ USD (2023) và đạt 507 tỷ USD năm 2024 – tăng 2% so với năm trước, xếp hạng 32/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ góc nhìn chiến lược, ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk – cho biết, doanh nghiệp này xây dựng thương hiệu gắn với tiêu chuẩn quốc tế, trách nhiệm cộng đồng và mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi đó, ông Đoàn Đức Thuận – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh – nhận định, mỗi ngành có cách làm thương hiệu khác nhau, nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là nền tảng cốt lõi.
Từ năm 2008, ngày 20/4 được chọn là Ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tôn vinh, quảng bá hình ảnh đất nước và khơi dậy khát vọng xây dựng thương hiệu mạnh.
![]() |
Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024. |
Đổi mới sáng tạo – Động lực cốt lõi nâng cao năng lực cạnh tranh
Tại tọa đàm “Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo: Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt” ngày 20/5, đại diện Bộ Công Thương khẳng định: đổi mới sáng tạo là yếu tố trung tâm, giúp doanh nghiệp thích ứng, bứt phá và cạnh tranh trong môi trường toàn cầu.
Ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – nhận định ba trụ cột: chất lượng – đổi mới sáng tạo – năng lực tiên phong là nền tảng xuyên suốt của Chương trình Thương hiệu Quốc gia. Trong đó, đổi mới sáng tạo được ví như “trái tim” của thương hiệu – giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến, thích nghi nhanh và vươn lên dẫn đầu.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện tỷ lệ đầu tư cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt khoảng 1,96% tổng doanh thu. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia đạt tỷ lệ 2,6%. Ngoài công nghệ, doanh nghiệp còn đổi mới mô hình kinh doanh và cách tiếp cận thị trường. Bộ Khoa học và Công nghệ thống kê: trong năm 2023, khoảng 3% doanh nghiệp cả nước đưa ra sản phẩm mới, con số này ở nhóm Thương hiệu Quốc gia lên tới 80%.
Ông Trần Chí Dũng – đại diện Hiệp hội Logistics Việt Nam – cho biết, doanh nghiệp Việt đang từng bước chuyển từ vai trò hỗ trợ sang dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý nhiều đơn vị vẫn thiếu quyết đoán trong chiến lược thương hiệu và đổi mới mô hình kinh doanh.
![]() |
Ông Tạ Mạnh Cường, đại diện Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Ảnh: Quốc Chuyển |
Về phía Nhà nước, mức đầu tư cho khoa học – công nghệ của Việt Nam còn khiêm tốn (0,4% GDP), thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ (từ 1,3–3,7% GDP). Do đó, theo ông Tạ Mạnh Cường – đại diện Cục Xúc tiến thương mại – cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính sách công để tối ưu hóa nguồn lực đổi mới sáng tạo.
Thực tế, đã có những doanh nghiệp tiêu biểu đi đầu trong lĩnh vực này. Công ty Bioway Group đầu tư công nghệ vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp, xây dựng quy trình tuần hoàn – không có chất thải, vừa giúp giảm phát thải, vừa đạt chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Úc, Hàn Quốc, Singapore.
Theo ông Cường, đổi mới sáng tạo không chỉ là tiêu chí bắt buộc để được hỗ trợ trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia, mà còn là "giấy thông hành" để tham gia xúc tiến thương mại quốc tế. Cứ mỗi hai năm, doanh nghiệp đều phải được đánh giá lại – trong đó năng lực đổi mới là yếu tố then chốt.
Các hoạt động xúc tiến của Bộ Công Thương những năm gần đây – từ hội chợ quốc tế đến chuyển đổi số cho hợp tác xã – không chỉ giúp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP mà còn nâng tầm hình ảnh hàng hóa Việt.
Dù vậy, như ông Cường cảnh báo: “Sản phẩm tốt nhưng không có thương hiệu, không được quốc tế nhận diện thì cũng không thể vươn ra thế giới. Chúng ta cần tự tin bước ra, với thương hiệu vững mạnh làm hành trang.”
Cùng chuyên mục
Tin khác

Doanh nghiệp “yên tâm” hơn khi có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ và phá sản

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD

TH khánh thành nhà máy sữa tại Nga: Dấu mốc mới cho thương hiệu Việt toàn cầu

Kiến nghị bãi bỏ công bố hợp quy sản phẩm để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Eximbank bổ nhiệm hai cựu thành viên HĐQT giữ chức Phó Tổng Giám đốc

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làn sóng AI: Cơ hội từ Nghị quyết 68
