Chuyên gia: Người mua vàng đầu cơ cần phải xử lý

Thời gian gần đây, một số cửa hàng vàng có biểu hiện thuê người xếp hàng mua vàng bình ổn tại các chi nhánh ngân hàng rồi bán lại hưởng chênh lệch. Theo một số chuyên gia, những người mua vàng đầu cơ cần phải xử lý.
4 ngân hàng bán vàng online, người dân vẫn khó mua Giá vàng nhẫn tăng vọt 600.000 đồng/lượng Kênh đầu tư vàng đang mất đi sức hấp dẫn
Người dân chờ mua vàng tại Viettinbank 81 Phố Huế, Hà Nội.
Người dân chờ mua vàng tại Viettinbank 81 Phố Huế, Hà Nội.

Một cửa hàng thuê 4 người xếp hàng

Vừa qua, tin từ Bộ Công an cho biết Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội vừa xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng để mua vàng do các Ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Vào cuộc xác minh, làm rõ, Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội đã xác định có một số đối tượng có biểu hiện thuê người xếp hàng mua vàng tại một số chi nhánh ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV được giao bán vàng bình ổn trên địa bàn TP. Trong đó, có khoảng 4,5 nhóm riêng biệt và trong mỗi nhóm có một đối tượng đứng ra gom vàng sau khi số khách hàng (nghi vấn được thuê) giao dịch mua vàng xong với ngân hàng.

Các nhóm này đều hoạt động theo phương thức chuyển khoản tiền trước cho thành viên trong nhóm, sau khi lấy được số xếp hàng sẽ chờ đến lượt để giao dịch mua vàng. Sau khi nhận được vàng từ ngân hàng, số người mua sẽ tập trung giao vàng cho đối tượng chính.

Một số người di chuyển sang các điểm khác để tiếp tục xếp hàng mua vàng. Qua theo dõi di biến động của các đối tượng chính, các trinh sát xác định điểm đến là các cơ sở kinh doanh vàng bạc.

Điển hình như cửa hàng kinh doanh vàng bạc B.T.T.H trên địa bàn phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) do bà Đ.T.T. làm chủ đã có 4 người đi xếp hàng mua vàng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Xác minh ban đầu xác định các cá nhân liên quan đến cửa hàng này đã xếp hàng mua tổng cộng 14 lượng vàng SJC.

Kiểm tra tại cửa hàng B.T.T.H. phát hiện chồng của bà T. đang thực hiện mua 1 lượng vàng SJC từ 1 cá nhân với giá 81 triệu/lượng, thanh toán theo hình thức chuyển khoản, không có hoá đơn chứng từ. Trong khi cửa hàng kinh doanh vàng bạc B.T.T.H. không được cấp phép mua bán vàng miếng SJC.

Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ đối với một số mặt hàng trang sức mỹ nghệ đang được bày bán. Qua đó, Tổ kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính đối với 1 lượng vàng SJC và 232 chiếc nhẫn trang sức màu vàng và 48 chiếc nhẫn trang sức màu trắng.

Tại phố Hà Trung, tổ công tác số 3 Phòng An ninh kinh tế và Cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra tại Công ty TNHH MTV kinh doanh vàng bạc T.L. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện Công ty đang thực hiện mua 1 lượng vàng SJC từ 1 cá nhân với giá 81 triệu/lượng, thanh toán theo hình thức chuyển khoản. Tổ kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính.

"Vụ việc mua vàng với giá cao hơn ngân hàng bán ra cho thấy đã có hiện tượng người kinh doanh cửa hàng vàng bạc sẵn sàng chi tiền chênh lệch để mua được vàng miếng SJC, đi ngược với quan điểm bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước" - Trung tá Nguyễn Đắc Tài, Đội trưởng Đội An ninh tiền tệ Phòng An ninh kinh tế, nhìn nhận.

Mua đầu cơ cần phải xử lý

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng bình ổn ra thị trường thông qua Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và 4 ngân hàng thương mại nhà nước từ ngày 3/6 đến nay đã kéo giảm đáng kể chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá vàng thế giới.

Cụ thể, từ mức chênh lệch gần 20 triệu đồng/lượng thời gian trước nay xuống chỉ còn khoảng 4 - 5 triệu đồng/lượng.

Nếu Ngân hàng Nhà nước không can thiệp thị trường vàng, để giá chênh cao sẽ tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, thất thoát ngoại tệ, mất cân đối cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá và vĩ mô.

Nhiều chuyên gia đánh giá, giải pháp này của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý trong việc bình ổn tâm lý thị trường, đồng thời đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá vàng thế giới.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đặc biệt nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có đủ khả năng cung ứng về số lượng vàng vì đang là đơn vị độc quyền nhập khẩu vàng, đủ khả năng nhập khẩu vàng để cung ứng cho thị trường.

Rất ủng hộ phương án bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện từ ngày 3.6 đến nay, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận xét, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã thu hẹp. Giá vàng giảm từ mức đỉnh điểm 92 triệu đồng/lượng xuống gần 77 triệu đồng/lượng hiện nay và đang ổn định ở mức này.

Tuy nhiên, ông Hiếu phân tích, đến nay số người mua được vàng bình ổn rất khiêm tốn. "Ngân hàng Nhà nước cho biết có những người mua đầu cơ, vấn đề này cần phải xử lý, nhưng thực tế là lượng vàng cung cấp cho nền kinh tế rất ít", ông Hiếu nói.

Giá vàng nhẫn Giá vàng nhẫn "bốc hơi" gần 1 triệu đồng
Giá vàng miếng SJC giảm 6 triệu đồng sau một tuần Giá vàng miếng SJC giảm 6 triệu đồng sau một tuần
Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói sẽ nghiên cứu Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói sẽ nghiên cứu
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê hôm nay (8/7) đồng loạt lao dốc trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, giảm gần 4% do áp lực nguồn cung tăng cao từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil và Indonesia. Tại thị trường nội địa, giá cà phê được dự báo sẽ giảm sâu trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân và hoạt động xuất khẩu.
Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu hôm nay 6/7 giữ vững mốc cao, xuất khẩu tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ngày 6/7 tiếp tục duy trì ở mức cao từ 139.000 – 144.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua. Trong khi đó, lượng xuất khẩu giảm hơn 12% nhưng giá trị lại tăng gần 36% nhờ giá bán bình quân tăng vọt.
Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê vượt 96.000 đồng/kg, xuất khẩu gặp khó

Giá cà phê hôm nay 6/7 tại Tây Nguyên tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 95.800 – 96.400 đồng/kg, trong khi giá cà phê Robusta thế giới đang thấp hơn. Việc giá nội địa cao hơn thế giới khiến xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do không khớp được giá.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động