Chủ đầu tư KĐT nên được trao quyền kinh doanh các công trình dịch vụ

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh vừa gửi Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” liên quan đến các dự án BĐS.

Góp ý một số quy định trong “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng” với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng vào ngày 16/6 vừa qua, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định cho phép chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu được đầu tư kinh doanh các công trình trên đất dịch vụ của dự án như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề.

Chủ đầu tư KĐT nên được trao quyền kinh doanh các công trình dịch vụ

Công trình xã hội tại các dự án khu đô thị thường được đầu tư bài bản quản lý chặt chẽ - Ảnh: TĐ.

Về lý do đưa ra kiến nghị trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho biết, “bất cập” hiện nay là chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn, ít nhất cũng từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng. Thậm chí, đã bỏ ra đến hàng nghìn tỷ đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng nhằm tạo lập quỹ đất dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở. Sau đó, chủ đầu tư còn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước với giá trị rất lớn, chiếm khoảng 70-80% chi phí giải phóng mặt bằng. Rồi đến chi phí đầu tư xây dựng, san lấp mặt bằng, thi công các công trình kết cấu hạ tầng của dự án như đường giao thông, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cấp nước sạch, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc, công viên cây xanh, kết nối hạ tầng đất y tế, giáo dục, vui chơi giải trí… nhưng chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu lại không được phép đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình trên đất dịch vụ của dự án như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề. Theo ông Châu, quy định như vậy là không hợp lý và không đảm bảo được quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ đầu tư KĐT nên được trao quyền kinh doanh các công trình dịch vụ

Với quy định hiện hành chưa đảm bảo được quyền lợi cho doanh nghiệp - Ảnh: TĐ.

Thực tế cho thấy, cách nay nhiều năm, khi thị trường BĐS còn sơ khai, các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở đều mong muốn bàn giao cho địa phương quản lý vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật và cả các công trình hạ tầng xã hội của dự án để “rảnh tay” vì khó quản lý vận hành và khó kinh doanh. Nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhiều chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở lại có nhu cầu đầu tư kinh doanh đất y tế, đất giáo dục, đất công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong phạm vi dự án. Ông Châu cho rằng, đây là nhu cầu hợp pháp, chính đáng vừa phù hợp với chủ trương xã hội hoá đầu tư các công trình dịch vụ và tiện ích đô thị phục vụ lợi ích công cộng mà Nhà nước không phải bỏ ngân sách để đầu tư. Lại vừa đảm bảo có các dịch vụ, tiện ích đô thị phục vụ cư dân trong dự án, cho cả khu vực lân cận và khách vãng lai theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt. “Nếu bàn giao các khu đất này cho địa phương thì không biết đến bao giờ mới bố trí được vốn ngân sách để đầu tư các công trình phúc lợi công cộng đồng bộ với dự án. Việc giao đất cho các chủ đầu tư làm hạ tầng công cộng trong các dự án cũng góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước”, ông Châu góp ý. Một lý do nữa được đại diện Hiệp hội BĐS Thành phố đề cập đến là xét về nguồn gốc tạo lập quỹ đất và kết cấu hạ tầng xã hội trong các dự án là do công sức đầu tư xây dựng của chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở.

Phân tích nội dung quy định tại Điều 33, Luật Đầu tư 2020; Điều 31, Nghị định 31/2021/NĐ-CP về thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Hiệp hội BĐS Thành phố cho rằng, Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nên các quy định pháp luật về đầu tư trên được áp dụng cho các dự án mới. Song do quy định chuyển tiếp tại Điều 77, Luật Đầu tư 2020 và Mục 2 Chương IX Nghị định 31/2021/NĐ-CP không quy định trường hợp áp dụng hồi tố đối với các dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được phê duyệt hoặc đang thực hiện. Do đó, các chủ đầu tư dự án nếu có nhu cầu đầu tư vẫn chưa được đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình trên đất y tế, đất giáo dục, đất công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong phạm vi dự án khu đô thị, khu nhà ở của chính mình.

Từ đó Hiệp hội BĐS Thành phố đề nghị Điều 35, Nghị định 11/2013/NĐ-CP cần được bổ sung thêm một khoản mới quy định tương tự nội dung khoản 3, Điều 31, Nghị định 31/2021/NĐ-CP nhằm vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và cho phép chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu thì được đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình trên đất y tế, đất giáo dục, đất công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong phạm vi dự án.

H.P

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Tính chung 9 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,47 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 934,98 triệu USD, giá trung bình 635,4 USD/tấn, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với 9 tháng năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động