Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 19/6/2022: Ghi nhận tuần tăng giá

Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 19/6/2022, giá dầu Brent và WTI đều đã có một tuần giảm giá, cắt đứt chuỗi tăng giá liên tục của hai mặt hàng này bởi nỗi lo mang tên “suy thoái”.
Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 18/6/2022: Giá dầu lao dốc mạnh Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 17/6/2022: Xu hướng giảm Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 16/6/2022: Tăng mạnh

Giá xăng dầu thế giới

“Vàng đen” bắt đầu tuần giao dịch trong tư thế giảm của phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước đó do lo ngại nguồn cầu giảm từ phía Trung Quốc sau sự bùng phát các ca nhiễm Covid-19 ở thủ đô Bắc Kinh của nước này cũng như khả năng tăng lãi suất của một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, đà trượt dốc của giá dầu đã được hạn chế phần nào bởi sự thiếu hụt nguồn cung từ phía Libya với sản lượng giảm gần một nửa do bất ổn chính trị ở quốc gia Bắc Phi này khiến gần như tất cả các mỏ dầu trong nước ngừng hoạt động. Trong tháng 5, Libya chỉ sản xuất được khoảng 600.000 thùng/ngày thay vì 1,2 triệu thùng/ngày như thường lệ.

Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 19/6/2022: Ghi nhận tuần tăng giá
Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 19/6/2022: Ghi nhận tuần tăng giá

Giá dầu sau đó đã “bỏ túi” hơn 2 USD vì nguồn cung thắt chặt bởi sản lượng giảm ở Libya cũng như nhiều thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) không thể đáp ứng được hạn ngạch sản xuất của mình.

Nhưng đà tăng của “vàng đen” không “trụ” được lâu do lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất cao hơn dự kiến (tới 75 điểm phần trăm). Giá dầu Brent đã bị đẩy xuống còn 121,2 USD/thùng, WTI còn 118,93 USD/thùng.

Trong phiên giao dịch ngày 15/6, giá dầu đã “hạ nhiệt” tới hơn 3 USD sau quyết định tăng lãi suất lên 3/4 điểm phần trăm của Fed.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn có thể "mở đường cho sự phá hủy nhu cầu do suy thoái gây ra".

Ngoài Ngân hàng Trung ương Mỹ, Ngân hàng Trung ương Anh và Thụy Sĩ cũng tăng lãi suất, điều này đã đè nặng lên giá “vàng đen”.

Tại phiên giao dịch ngày 16/6, giá dầu Brent đã nhích nhẹ lên 119 USD/thùng, trong khi dầu WTI “bỏ túi” tới 2,28 USD lên mức 117,6 USD/thùng trong bối cảnh giao dịch hỗn loạn sau khi Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Iran, và khi thị trường năng lượng tập trung vào lo ngại về nguồn cung.

Sau đợt bán tháo ban đầu, người mua đã quay trở lại thị trường vì hầu hết các nhà dự báo cho rằng nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm trong vài tháng tới.

Eli Tesfaye, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho biết vấn đề về nguồn cung cần phải được giải quyết. “Hiện tại không có sự suy giảm nhu cầu toàn cầu vì vậy bất kỳ đợt bán tháo nào cũng sẽ được coi là cơ hội”.

Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 17/6, phiên cuối cùng của tuần giao dịch, giá dầu đã giảm trong khoảng 6% xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tuần qua, với dầu Brent xuống còn 113,12 USD/thùng, và WTI xuống dưới 110 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của dầu thô Brent kể từ ngày 20-5 và của WTI kể từ ngày 12/5. Đây cũng là mức giảm tỷ lệ phần trăm hằng ngày lớn nhất đối với Brent kể từ đầu tháng 5 và lớn nhất đối với WTI kể từ cuối tháng 3 năm nay.

Với sự trượt giá lớn liên tiếp, cả hai mặt hàng dầu Brent và WTI lần đầu tiên sau nhiều tuần tăng giá đã được trải nghiệm một tuần giảm. Cụ thể, tuần giảm này đã cắt đứt chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp của dầu Brent và 7 tuần tăng liên tiếp của dầu WTI.

Cập nhật giá xăng dầu trong nước

Hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.117 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 32.375 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 29.020 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 27.839 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.357 đồng/kg.

T.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Trước những bất cập về an toàn thực phẩm, đặc biệt với các sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường hiện nay, việc kiểm soát chặt chẽ và truy xuất nguồn gốc từ sản xuất đến tiêu thụ của cơ quan chức năng là vô cùng cấp thiết. Đây không chỉ là giải pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và ngăn chặn gian lận thương mại.
Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Giá tiêu nội địa sáng 11/7 tiếp tục dao động quanh ngưỡng 140.000 – 142.000 đồng/kg, trong đó Đắk Nông ghi nhận mức giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu từ Việt Nam và tăng thu mua từ các đối thủ như Indonesia, thị trường hồ tiêu vẫn cho thấy sự ổn định nhờ lực cầu nội địa vững vàng và giá xuất khẩu duy trì ở mức cao.
Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Sáng 11/7, giá cà phê trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường quốc tế biến động mạnh. Giá robusta lao dốc do nguồn cung toàn cầu dồi dào và tỷ giá bất lợi, trong khi arabica bật tăng vì lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Brazil sau quyết định áp thuế 50% của Mỹ.
Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp, mà là thước đo cho mức độ công bằng và minh bạch của thị trường. Và để làm được điều đó, chính sách pháp lý phải là lá chắn thực sự đủ mạnh.
Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh giá tiêu trong nước ngày 10/7 tiếp tục giữ vững ở mức cao 140.000 – 142.000 đồng/kg, thị trường quốc tế lại chứng kiến những chuyển động đáng chú ý từ Campuchia khi quốc gia này ghi nhận giá tiêu tăng vọt nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi. Bài viết phân tích toàn cảnh thị trường hồ tiêu hiện nay và triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Trong khi giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn London và New York đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 10/7 do áp lực nguồn cung toàn cầu gia tăng, thị trường trong nước lại ghi nhận mức tăng nhẹ. Diễn biến trái chiều này phản ánh những đặc thù riêng của thị trường Việt Nam, nơi xuất khẩu vẫn đang lập kỷ lục bất chấp giá quốc tế suy yếu.
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động