Ai được lợi khi đưa phân bón vào diện chịu thuế 5%?

Để tháo gỡ về phương diện pháp lý, trong dự thảo sửa đổi Luật số 71/2014/QH13, dự kiến trình Quốc hội xem xét tới đây, các mặt hàng nông nghiệp như phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng 5%, thay vì không chịu thuế như quy định hiện hành.
Tây Ninh: Tiêu hủy 3,5 tấn phân bón giả về công dụng Xuất khẩu phân bón giảm mạnh về khối lượng, kim ngạch Tiền Giang: Xử phạt hơn 90 triệu đồng cho 2 cơ sở kinh doanh phân bón
Sản phẩm phân bón hiện nay đang thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.
Sản phẩm phân bón hiện nay đang thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.

Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT. Trong quá trình thực hiện quy định này, các doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi quy định này do doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng, lợi nhuận giảm; đồng thời, chịu bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất.

Cùng với kiến nghị của doanh nghiệp sản xuất phân bón, Bộ Tài chính cũng nhận được kiến nghị của Bộ Công Thương, Hiệp hội phân bón phản ánh khó khăn của doanh nghiệp sản xuất phân bón và đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế VAT thuế suất 5%.

Thiệt đơn thiệt kép

Từ thực tiễn thực hiện việc áp thuế suốt 10 năm qua, ông Nguyễn Trí Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho hay việc phân bón không thuộc diện chịu thuế VAT đã phát sinh nhiều bất cập. Trong đó, ngành nông nghiệp thiệt đơn thiệt kép và cuối cùng, người nông dân là đối tượng gánh chịu.

Cụ thể, ông Ngọc phân tích phân bón thuộc đối tượng "không chịu thuế GTGT" nên các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào là hàng hóa, dịch vụ, thiết bị máy móc, đầu tư cho sản xuất phân bón.

Điều này dẫn tới các hoạt động sản xuất phân bón phải tính vào chi phí sản phẩm, tức là tính vào giá thành sản phẩm, tác động đẩy giá phân bón lên.

"Vật tư đó chiếm khoảng 40-60% giá thành của các sản phẩm nông nghiệp, mà nó là sản phẩm thiết yếu đầu vào không thể thiếu được. Như vậy, nó tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm mà người nông dân làm ra. Cuối cùng người nông dân phải gánh chịu" - ông Ngọc nói.

Ông Nguyễn Hoàng Trung, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần DAP - Vinachem, cho hay ngay sau khi Luật 71 ra đời, doanh nghiệp đã nhận thấy khó khăn và kiến nghị xem xét điều chỉnh. Dẫn chứng từ doanh nghiệp, toàn bộ chi phí đầu vào phải tính vào giá thành sản xuất, với mỗi năm làm tăng thêm khoảng 7-8%.

Như vậy, ước tính mỗi năm mất khoảng 100 tỉ đồng và trong suốt 10 năm nay số lũy kế lên tới hàng nghìn tỉ.

"Giá thành sản xuất tăng mà giá bán không điều chỉnh được, vì có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Phân bón nhập khẩu không phải chịu thuế, nên ngành sản xuất phân bón trong nước thời gian qua không làm chủ được thị trường. Phân bón nhập khẩu hình thành mặt bằng chung cho giá trên thị trường, chúng tôi bắt buộc phải chấp nhận theo" - ông Trung cho hay.

3 lợi ích từ việc áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn Tổng cục Thuế. (Ảnh: Dũng Minh)
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn Tổng cục Thuế. Ảnh: Dũng Minh

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế cho rằng có ba lợi ích rất cụ thể từ việc áp thuế VAT 5% đối với ngành phân bón.

Thứ nhất, tăng thu ngân sách đối với thuế nhập khẩu trong khi vẫn giữ mặt bằng giá bán trong nước. Đối với nông dân có cơ hội yêu cầu doanh nghiệp bán giá mới thấp hơn, yêu cầu doanh nghiệp phân bón thực hiện nguyên tắc đúng theo Luật, được khấu trừ đầu vào cần hạ mặt bằng giá bán.

Thứ hai, chúng ta đang hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tiến tới kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư về nông thôn, việc áp thuế VAT giúp doanh nghiệp phân bón được khấu trừ kê khai thuế VAT đầu vào.

Dự thảo luật sửa đổi điều này có nhiều điểm quan trọng, vẫn giữ nguyên 26 hàng hóa không chịu thuế nhưng 12 hàng hóa dịch vụ được đưa ra diện chịu thuế, tính chất liên hoàn tốt hơn. Quy định khấu trừ thuế đầu vào hiện cũng đã chặt chẽ hơn, tránh gian lận, kiểm soát bằng hóa đơn điện tử, đảm bảo minh bạch trong kê khai VAT đầu vào.

Thứ ba, có những doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng chịu thuế 5% nhưng đầu vào 10%, trước đó phân bón thuốc trừ sâu, ngành dược, thiết bị… thuế đầu ra thấp hơn đầu vào, nhà nước hoàn lại cho doanh nghiệp, tránh doanh nghiệp bị mất vốn.

Còn theo đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), việc chịu thuế GTGT 5% sẽ giúp nông dân mua phân bón sản xuất trong nước với giá thấp nhờ vào việc các nhà sản xuất được hoàn thuế GTGT.

Nguồn thu ngân sách cũng tăng lên do phân bón nhập khẩu phải chịu thuế GTGT; tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trong nước để từ đó có đóng góp thuế nhiều hơn.

Vinachem khẳng định luôn đồng hành với người nông dân trên cơ sở hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón thông minh và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón; thực hiện rất nhiều chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tư vấn khoa học công nghệ, sử dụng phân bón thông minh; tư vấn, phổ biến quy trình sản xuất tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu…

Cả nước xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn phân bón Cả nước xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn phân bón
Giá phân bón biến động mạnh sau lệnh dừng xuất khẩu Urê của Trung Quốc Giá phân bón biến động mạnh sau lệnh dừng xuất khẩu Urê của Trung Quốc
Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định Cán cân cung - cầu phân bón vẫn đang ổn định
Anh Minh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cải tiến quy trình, tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực

Cải tiến quy trình, tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực

Các đơn vị tham gia bán vàng miếng SJC đều khẳng định sẽ tiếp tục cải tiến quy trình, công nghệ để tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực, loại bỏ việc đầu cơ.
Vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?

Vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?

Thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hạt tiêu đi các nước bị "rút ruột" đến gần 19 tấn đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Trước đó, rất nhiều lô hàng hạt điều, hồ tiêu đã trở thành mục tiêu trộm cắp, lừa đảo. Một câu hỏi được đặt ra là vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?
Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 chạm mức thấp nhất nhiều năm

Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 chạm mức thấp nhất nhiều năm

Giá cà phê hôm nay (22/6) khu vực Tây Nguyên tiếp tục duy trì đà tăng tích cực, giúp nâng mức giá cà phê trung bình hiện nay lên quanh mốc 123.000 đồng/kg.
Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên

Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ, thêm 1.000 đồng/kg. Mặc dù giá tiêu đang neo rất cao nhưng một số nông dân thậm chí mua lại từ đại lý và công ty để tích trữ chờ giá lên, gây ra tình trạng “đầu cơ”.
Cả nước chỉ còn 60.000 tấn tiêu để xuất khẩu từ nay đến niên vụ mới

Cả nước chỉ còn 60.000 tấn tiêu để xuất khẩu từ nay đến niên vụ mới

Sau khi chịu áp lực giảm nhẹ trong ngày hôm qua, giá tiêu hôm nay đã hồi phục tại một số địa phương với mức tăng thêm 1.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Về cơ bản năm nay không thiếu điện

Tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết theo tính toán, rà soát thì Thứ trưởng khẳng định rằng về cơ bản năm nay không thiếu điện.
Vụ hồ tiêu, cà phê bị “rút ruột”: Phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng

Vụ hồ tiêu, cà phê bị “rút ruột”: Phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng

Hiệp hội, doanh nghiệp và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thống nhất sẽ cùng nhau hỗ trợ, phối hợp để điều tra vụ "rút ruột" 8 lô hàng, gồm 4 lô hồ tiêu và 4 lô cà phê nghi xảy ra tại cảng Cát Lái.
Lãnh đạo Bộ Tài chính: Tăng lương sẽ không tác động lớn tới thị trường

Lãnh đạo Bộ Tài chính: Tăng lương sẽ không tác động lớn tới thị trường

Từ ngày 1/7 tới sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Đợt cải cách tiền lương tới đây được rất nhiều công chức, viên chức, người lao động trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.
Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói sẽ nghiên cứu

Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói sẽ nghiên cứu

Trả lời về đề xuất đánh thuế giao dịch vàng của các chuyên gia, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ sẽ tiếp thu, nghiên cứu và đánh giá tác động với đề xuất này.
Ước tính sản lượng cà phê vụ mùa tới sẽ giảm 4 -7%

Ước tính sản lượng cà phê vụ mùa tới sẽ giảm 4 -7%

Giá cà phê hôm nay 16/6 trong khoảng 119.000 - 120.500 đồng/kg. Tổng kết tuần giá cà phê quay đầu giảm khi nguồn cung tăng trở lại do Brazil vào vụ thu hoạch rộ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động