7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu bổ sung 125.000 tấn đường

Đây là kết quả phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá diễn ra vào sáng ngày 26/12 tại Bộ Công thương.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Phiên phân giao HNTQ nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022

Phát biểu tại Phiên phân giao, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hội đồng phân giao cho biết, trong năm 2022, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho sản xuất đường trong nước, trên cơ sở tham khảo và được sự nhất trí của các cơ quan liên quan, căn cứ thẩm quyền được giao tại Luật Quản lý ngoại thương (2017), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 quy định về việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá.

Thực hiện chỉ đạo trên, trước đó, ngày 23/9/2022, Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thông qua phương thức đấu giá đã tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường với tổng lượng là 113.000 tấn, trong đó có 79.000 tấn đường thô, 34.000 tấn đường tinh luyện. Kết quả đã có 07 thương nhân được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 109.000 tấn đường năm 2022, trong đó có 05 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thô và 02 doanh nghiệp được phân giao HNTQ đường tinh luyện.

“Trong niên vụ 2021-2022, sản lượng đường trong nước ước đạt gần 750.000 tấn, chỉ tăng 8,3% so với niên vụ 2020-2021. Với mức tăng hạn chế này, kể cả khi cộng thêm 113.000 tấn hạn ngạch thuế quan đã phân giao vào cuối tháng 9, lượng đường tồn kho từ niên vụ trước và một lượng đường nhất định vẫn được nhập khẩu từ ASEAN không thuộc đối tượng lẩn tránh, tổng cung vẫn thiếu hụt khá lớn so với tổng cầu”, Thứ trưởng thông tin và cho rằng, về dài hạn, ngành mía đường có thể tăng diện tích trồng mía và công suất chế biến để dần đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, vẫn cần xem xét một số phương án để bù đắp lượng thiếu hụt này.

Đứng trước bối cảnh này, sau khi tham khảo và được sự nhất trí của nhiều cơ quan, căn cứ thẩm quyền được giao tại Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sau đó đã ký ban hành Quyết định số 2449/QĐ-BCT ngày 18/11/2022 về việc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường của niên vụ 2021-2022 với số lượng là 200.000 tấn, trong đó có 160.000 tấn đường thô và 40.000 tấn đường tinh luyện.

Ông Trần Thanh Hải lưu ý các doanh nghiệp được phân giao HNTQ nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022
Ông Trần Thanh Hải lưu ý các doanh nghiệp được phân giao HNTQ nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thành viên Hội đồng Phân giao cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía (được nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar).

Trường hợp thương nhân được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá, nếu nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức theo Quyết định số 1578/QĐ-BCT.

Nếu nhập khẩu từ các nước có tên trong Quyết định số 1514/QĐ-BCT có thể phải chịu thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Ngoài ra, Hội đồng Phân giao đề nghị các thương nhân có mặt tại Phiên phân giao, nhất là các thương nhân đã đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022 theo phương thức đấu giá lưu ý, cân nhắc để có quyết định phù hợp.

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, khẩn trương, thay mặt Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung niên vụ 2021-2022, ông Trần Thanh Hải đã công bố danh sách 7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 125.000 tấn đường bổ sung niên vụ 2021-2022.

Theo đó, 5 thương nhân được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 100.000 tấn đường thô bổ sung gồm: Công ty cổ phần Đường Việt Nam: 20.000 tấn; Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa: 20.000 tấn; Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Biên Hòa: 20.000 tấn; Công ty TNHH Một thành viên Đường Biên Hòa - Ninh Hòa: 20.000 tấn; Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi: 20.000 tấn

2 doanh nghiệp được phân giao 25.000 tấn đường tinh luyện bổ sung của niên vụ 2021-2022 gồm: Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam: 20.000 tấn và Công ty TNHH Nước giải khát Cocacola Việt Nam: 5.000 tấn

Phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022 Phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bổ sung của niên vụ 2021-2022
Lao đao vì đường nhập lậu, ngành mía đường cầu cứu khẩn Lao đao vì đường nhập lậu, ngành mía đường cầu cứu khẩn
Chính thức áp thuế với đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN có nguồn gốc Thái Lan Chính thức áp thuế với đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN có nguồn gốc Thái Lan
Sẽ đấu giá 113.000 tấn đường nhập khẩu Sẽ đấu giá 113.000 tấn đường nhập khẩu
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Trong 9 tháng năm 2024 hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Hiệp hội Dừa Việt Nam dự báo, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tại công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 tới, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần chú trọng tới nội dung tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp...
Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Để gia nhập thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng thị trường, thực hành tôn giáo và yêu cầu của người tiêu dùng.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động