Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt

Xuất khẩu thanh long Việt sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Australia, Ấn Độ bất ngờ tăng vọt. Trong đó, xuất khẩu sang Đức và Anh tăng mạnh nhất gấp 2,3-2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển thanh long Việt - điểm sáng từ những thách thức Giá thanh long nghịch mùa tăng cao trong dịp Tết EU siết kiểm soát đối với thanh long, đậu bắp của Việt Nam
Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt.
Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy 4 tháng đầu năm xuất khẩu thanh long của Việt Nam đạt 230 triệu USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng khiến tỷ trọng thanh long trong rổ trái cây xuất khẩu giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chủ lực, tiếp tục lao dốc trong 4 tháng đầu năm và chỉ đạt 162 triệu USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng Trung Quốc đại lục, thanh long xuất khẩu sang Hong Kong, Nhật Bản cũng quay đầu giảm 0,6-7,5%.

Ngược chiều xu hướng giảm, xuất khẩu thanh long Việt sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Australia, Ấn Độ bất ngờ tăng vọt. Trong đó, xuất khẩu sang Đức và Anh tăng mạnh nhất gấp 2,3-2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 786.000 USD sang Đức, và hơn 1 triệu USD ở thị trường Anh.

Còn sang Mỹ, xuất khẩu thanh long tăng trên 102% với 13 triệu USD, Ấn Độ tăng 33% với 16,5 triệu USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho rằng năm nay toàn cầu bị ảnh hưởng bởi El Nino nên sản lượng thanh long bán ra trên toàn cầu lao dốc. Tại các quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, nguồn cung từ Mexico và các nước Nam Mỹ năm nay cũng bị mất mùa nên cơ hội để hàng Việt đánh chiếm.

Nhờ các thị trường mới tăng mua, kim ngạch xuất khẩu thanh long tránh sự sụt giảm mạnh. Ngoài ra, nguồn cung giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu giúp giá thanh long những tháng đầu năm ở mức cao.

Hiện, thanh long ruột trắng tại nhiều địa phương đang tăng 2.000-3.000 đồng một kg so với tháng trước, ở mức 14.000-16.000 đồng một kg. Còn hàng ruột đỏ dao động 30.000-43.000 đồng một kg (tùy loại).

Bên cạnh việc xuất khẩu trái cây tươi, chế biến sâu được coi là giải pháp quan trọng, vừa giúp giảm được áp lực mùa vụ, vừa giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm.

Những trái thanh long tươi sau khi thu hoạch từ vườn về sẽ được phân loại. Những quả không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ được các cơ sở dùng để chế biến.

Khu vực sơ chế thanh long của HTX Hòa Lệ.
Khu vực sơ chế thanh long của HTX Hòa Lệ.

Trung bình mỗi năm, HTX thanh long sạch Hòa Lệ, Bình Thuận liên kết thu mua, xuất khẩu chính ngạch trên 10.000 tấn thanh long tươi từ bà con nông dân. Ngoài ra, HTX này còn phát triển 15 sản phẩm thanh long chế biến. Trong đó có đến 13 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3-4 sao.

Bà Nguyễn Hoàng Thiên Hương - HTX Thanh long sạch Hòa Lệ, Bình Thuận nêu ý kiến: "Mình tận dụng hết nguồn nguyên liệu thu mua về từ vườn của bà con nông dân. Từ đó, trái thanh long Bình Thuận không bị bỏ đi phần người nông dân làm ra và xuất khẩu không được. Từ đó, đơn vị phải thu mua hết để về chế biến các sản phẩm, nâng cao giá trị cho trái thanh long Bình Thuận".

Đặc biệt, năm 2023, sức tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ thanh long của HTX Thanh long sạch Hòa Lệ tăng hơn 50% so với năm 2022.

Việc tận dụng triệt để các bộ phận từ quả thanh long đã tối ưu hóa giá trị cho nông sản của nhà nông. Hiện nay, sản phẩm chế biến chủ yếu tiêu thụ nội địa với năng lực chế biến hơn 180.000 tấn/năm, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng.

Bà Lê Thị Nguyên Hà - Giám đốc Công ty Nước ép Phúc Hà, Bình Thuận cho biết: "Chế biến sâu sẽ rút ngắn tỷ lệ giữa hàng loại 1 và hàng loại 2, như vậy cộng bình quân nó sẽ nâng giá trị trái thanh long. Người hưởng lợi đầu tiên là mình nâng tầm nhận thức của người nông dân sản xuất. Vì nâng được giá trị sản phẩm họ chế biến, sản xuất ra thì mới thay đổi được tư duy theo phương thức sản xuất mới".

Diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận hiện đạt khoảng 25.000 ha. Ngành nông nghiệp tỉnh này chủ trương không tăng diện tích mà chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ - chế biến để nâng giá trị cho trái thanh long. Đây chính là hướng đi bền vững cho nhà nông Bình Thuận.

Thực tế trong thời gian vừa qua, khi tình hình xuất khẩu thanh long đang gặp nhiều thử thách, người dân Việt Nam đã nảy ra ý tưởng như chế biến sợi mì từ trái thanh long, hay làm bánh mì thanh long được người tiêu dùng trong nước ủng hộ. Đây cũng là một trong những cách làm sáng tạo để tăng giá trị cho trái thanh long, làm phong phú nền ẩm thực nước nhà.

Về giải pháp căn cơ hơn, trong giai đoạn 2025-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương cần ổn định diện tích thanh long trong khoảng 60.000 đến 65.000 ha, duy trì sản lượng từ 1,3 triệu đến 1,5 triệu tấn. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm năng suất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Lý do khiến thanh long Việt mất vị trí dẫn đầu Lý do khiến thanh long Việt mất vị trí dẫn đầu
Thanh long trái vụ giá 43.000 đồng/kg, nhà vườn không có để bán Thanh long trái vụ giá 43.000 đồng/kg, nhà vườn không có để bán
Phát triển thanh long Việt - điểm sáng từ những thách thức Phát triển thanh long Việt - điểm sáng từ những thách thức
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Khi vàng lặng sóng và nguồn cung bị siết chặt, chứng khoán dù hấp dẫn nhưng không dễ "rót tiền", bất động sản vẫn khó khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi chọn kênh đầu tư.
“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo biểu lãi suất huy động tiền gửi mới áp dụng từ hôm nay (14/6). Trong đó, VPBank đồng loạt tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn gửi với biên độ tăng là 0,2 – 0,3%/năm.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của Cơ quan thẩm tra để báo cáo bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tăng sự thuyết phục của việc giảm thuế trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam liên tục là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia kể từ năm 2012 đến nay. Việc nhập khẩu cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam của quốc gia Nam Mỹ này cũng duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng dần trong suốt 11 năm qua.
Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Thương mại điện tử không chỉ thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng mà còn mở ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở khắp các địa phương. Việc kết nối sản phẩm của các địa phương với các nền tảng trực tuyến không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh.
Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

13 ngân hàng tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MB, và Eximbank.
Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Hiện các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã tiếp cận được hơn 65 thị trường. Trong đó, Mỹ, EU và Israel là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc thêm 6 tháng.
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ New Zealand, để không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào châu Âu nói chung.
5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động