Xuất khẩu chậm lại, nhiều nhóm hàng chững đà tăng trưởng

Trong tháng 9, xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 29,8 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng 8 với nhiều nhóm hàng suy giảm như dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, thủy sản...
Xuất khẩu cá ngừ tiến mốc 1 tỷ USD Sau những cảnh báo của EU, rau quả Việt Nam làm gì để nắm bắt cơ hội xuất khẩu Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,8 tỷ USD
Xuất khẩu chậm lại, nhiều nhóm hàng chững đà tăng trưởng
Trong số các nhóm hàng xuất khẩu, dệt may là nhóm giảm mạnh nhất

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9 đạt 58,21 tỷ USD, giảm 11,8% so với tháng 8.

Trong đó, xuất khẩu hơn 29,8 tỷ USD, giảm 14,6%; nhập khẩu gần 28,4 tỷ USD, giảm 8,6%. Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 9 thặng dư 1,43 tỷ USD.

Ở chiều xuất khẩu, hầu hết nhóm hàng đều suy giảm so với tháng trước, trong đó giảm mạnh nhất là hàng dệt may; điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản…

Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9 đạt 2,72 tỷ USD, giảm gần 32% so với tháng trước, điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 5 tỷ USD, giảm hơn 18%, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ USD, giảm 21%, thủy sản đạt gần 863 triệu USD, giảm 13,7%.

Xuất khẩu chậm lại, nhiều nhóm hàng chững đà tăng trưởng

Ở chiều nhập khẩu hàng hóa trong tháng 9 cũng giảm đều ở hầu hết mặt hàng, trong đó giảm mạnh nhất ở 6 nhóm hàng chính: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, phụ tùng; than các loại; kim loại thường khác; dầu thô; thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến hết quý III, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 282,4 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 9 nhiều nhóm hàng sụt giảm mạnh nhưng tính chung 9 tháng đầu năm, các nhóm hàng vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 41,85 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 30,3%; dệt may tăng 23,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 10,2%; thủy sản tăng 37,3%...

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm gần 275,6 tỷ USD tăng 12,8%. Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 18,6%; xăng dầu các loại tăng 132%; than các loại tăng 85%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 23%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 11%; dầu thô tăng 54%.

Như vậy, mức thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay là 6,76 tỷ USD.

Việt Nam xuất siêu 6,52 tỷ USD trong 9 tháng Việt Nam xuất siêu 6,52 tỷ USD trong 9 tháng
32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì tăng ở mức cao Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì tăng ở mức cao
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM là hoạt động thường niên và lớn nhất trong năm được Ban Kết Nối Và Xúc Tiến Đầu Tư (Ban KN&XTĐT) tổ chức định kỳ. Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ, kết nối của giới đầu tư.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động