Vì sao nhiều người săn mua, không ai chịu bán dù giá vàng cao chót vót?
Nhiều yếu tố khiến giới chuyên gia kỳ vọng giá vàng tiếp tục lập đỉnh Giá vàng trong nước neo cao, người dân phản ánh vẫn khó mua Giá vàng nhẫn tăng phi mã, vượt 89 triệu đồng/lượng |
Vì sao nhiều người săn mua, không ai chịu bán dù giá vàng nhẫn cao kỷ lục? |
Sáng nay (31/10), giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới trên mốc 89 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC cũng tăng mạnh lên mốc 90 triệu đồng/lượng.
Theo đó, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 88,6 - 89,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 600.000 đồng/lượng so với sáng qua.
Công ty vàng Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 88,4 - 89,6 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng.
Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 88,58 - 89,58 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn thấp nhất thị trường 87,5 - 89 triệu đồng/lượng.
Đây là mức kỷ lục của vàng nhẫn từ trước đến nay. Hiện giá bán vàng nhẫn cũng chỉ thấp hơn vàng miếng từ 300.000 - 400.000 đồng thay vì chênh lệch đến vài triệu đồng như đầu năm.
Trong khi đó, giá vàng miếng tại các Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)… được giữ nguyên ở mức mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90 triệu đồng/lượng như cuối ngày hôm qua.
Tại sao nhiều người săn mua vàng dù giá cao kỷ lục?
Gần 90 triệu đồng/lượng là mức giá cao kỷ lục của vàng nhẫn tròn trơn từ trước tới nay. Dù vậy nhiều người vẫn bỏ thời gian xếp hàng và tìm mọi cách để mua vào.
Có thể nhìn nhận vấn đề này dưới một số góc độ.
Thứ nhất là tâm lý thích tích trữ, sở hữu vàng của người dân. Lâu nay, vàng luôn là sản phẩm trang sức được nhiều người ưa chuộng. Người thân cưới tặng vàng, đầy tháng con cháu tặng vàng, thậm chí xây nhà họ hàng cũng có thể mang vài chỉ vàng ra giúp.
Thêm vào đó, thực tế cho thấy giá vàng luôn có xu hướng tăng lên, không có tính chất may rủi, hay nguy cơ mất giá nên thu hút lượng lớn dòng tiền nhàn rỗi.
Trong bối cảnh lãi suất vẫn khá thấp, các kênh đầu tư tương đối thưa thớt, việc nhiều người tìm đến vàng khá dễ hiểu. Thực tế nhìn lại nửa năm qua, người mua vàng thu về khoản lãi rất lớn, cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm.
Ví dụ một người mua vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI vào 6 tháng trước (ngày 25.4) với giá 75,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) và bán ra vào phiên 25.10 với giá 88 triệu đồng/lượng sẽ thu về khoản lãi lên tới 12,5 triệu đồng.
Đà tăng mạnh của giá vàng đang thúc đẩy tâm lý sợ bỏ lỡ của nhiều người. Tuy nhiên, muốn mua là một việc, có mua được hay không lại là việc khác. Các đơn vị kinh doanh không bán ra, hoặc bán với số lượng nhỏ giọt, tạo sự khan hiếm trên thị trường, khiến nhà đầu tư càng mong muốn sở hữu vàng.
Nguồn cung vàng khan hiếm
Nguồn cung vàng khan hiếm. |
Giá vàng tăng nhanh, nhưng hoạt động mua bán vàng miếng và nhẫn trơn trong nước hiện khá trầm lắng, chủ yếu do nguồn cung khan hiếm. Nhiều người dân cho biết, khó tìm mua được vàng, trong khi các thương hiệu lớn thường xuyên rơi vào tình trạng "cháy" hàng.
Khảo sát tại nhiều cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội, hầu hết các cửa hàng chỉ còn bán vàng trang sức. Khi được hỏi thời điểm bán vàng nhẫn đều nhận được câu trả lời "khi nào có sẽ thông báo sau".
Người dân có nhu cầu gấp phải tìm đến "chợ vàng" trực tuyến và chấp nhận mua chênh từ 1,5 - 2 triệu đồng/lượng để đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Trong khi đó, các ngân hàng như Vietcombank, VietinBank liên tục thay đổi cách thức, thời gian giao vàng cho khách hàng. Từ chỗ giao vàng trong ngày chuyển sang sau hai ngày làm việc từ thời điểm đăng ký, giao dịch thành công.
Bên cạnh đó, các thương hiệu được kinh doanh vàng miếng còn lại như DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu... cũng gần như ngừng bán vàng miếng ra thị trường từ sau khi NHNN Việt Nam can thiệp "định giá" loại này, do không có nguồn.
Nhận định về thị trường vàng trong nước ở hiện tại và khó khăn trong giao dịch vàng, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đến lúc cơ quan quản lý cần cân nhắc lại chương trình ổn định thị trường vàng. Bởi, mục tiêu giá vàng trong nước thu hẹp với vàng thế giới hiện đã đạt được. Trong lúc giá vàng miếng SJC đang tăng mạnh theo thế giới và nguồn cung hạn chế sẽ kích thích nhu cầu mua, nắm giữ vàng của người dân nhiều hơn. Trong khi đây là nhu cầu hợp lý và hợp pháp của người dân".
"Thay vì tiền được sử dụng vào sản xuất kinh doanh, lại được dùng để mua vàng và cất trong nhà, không được lưu thông, trở thành lãng phí", TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia lo ngại sắp có một đợt sập giá vàng |
Giá vàng nhẫn chạm mốc 88 triệu đồng/lượng |
Giá vàng tăng dựng đứng, chuyên gia khuyên nếu mua "lướt sóng" cần thận trọng |