Vì sao người dân đổ xô mua cây giống cà phê?
Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, dự báo sản lượng vụ tới giảm 20% Cà phê trong nước tăng 1.500 đồng/kg Giá cà phê áp sát mức đỉnh lịch sử tháng 4 |
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ. Ảnh Minh Đăng |
Giá cà phê giảm nhẹ
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng liên tục.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 122.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 123.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 122.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 123.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 123.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 123.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 122.900 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 123.000 đồng/kg.
Giá cà phê robusta trên sàn London, kỳ hạn tháng 7 giảm thêm 150 USD xuống 4.275 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 giảm 166 USD xuống 4.128 USD/tấn, kỳ hạn tháng 11 giảm 159 USD xuống 3.978 USD/tấn.
Trong tuần này, giá cà phê tăng mạnh liên tiếp 3 phiên đầu tuần với tổng mức tăng lên tới 351 USD, sau đó là 2 phiên giảm 196 USD; kết quả cả tuần giá tăng 155 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn New York cũng quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn tháng 7 giảm 206,8 USD xuống 4.960 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 giảm 185,9 USD xuống 4,963 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 giảm 176 USD xuống 4.933 USD/tấn.
Tại Brazil, giá cà phê arabica, kỳ hạn tháng 7 giảm 273,9 USD xuống 6.210 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 15,4 USD lên 6.070 USD/tấn, kỳ hạn tháng 12 giảm 226,6 USD xuống 5.990 USD/tấn.
Theo các chuyên gia, giá cà phê tăng mạnh thời gian qua ngoài yếu tố cung cầu còn một nguyên nhân quan trọng là từ đầu năm sau, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng quy định chống phá rừng. Theo đó, từ ngày 1.1.2025, nếu sản phẩm cà phê phải được chứng minh không liên quan đến nạn phá rừng thì mới được vào thị trường EU. Điều này khiến nhu cầu nhập khẩu và dự trữ cà phê từ các nhà rang xay châu Âu tăng cao, thậm chí còn kêu gọi trì hoãn việc áp dụng quy định này. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, đối với quy định chống phá rừng của EU, Việt Nam là bên được hưởng lợi vì từ lâu chúng ta đã đi theo con đường phát triển bền vững.
Các hộ nông dân mở rộng diện tích canh tác cà phê
Người dân mua cây giống cà phê tại vườn ươm của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai Ảnh: Phạm Ngọc |
Việc giá cà phê neo ở mức cao kỷ lục đang kích thích các hộ nông dân mở rộng diện tích canh tác sau thời gian thu hẹp, nhường chỗ cho sầu riêng, chanh leo… Thậm chí, một số hộ nông dân đã phá bỏ diện tích trồng các loại cây khác để trồng cà phê.
Điển hình, tại Gia Lai, ghi nhận nhiều người mua số lượng lớn từ 1.000 - 2.000 cây giống cà phê. Thương lái tại các địa phương khác cũng tìm đến các nhà vườn để mua sỉ số lượng lớn. Do nhu cầu tăng đột biến, nhiều chủ cơ sở vườn ươm cho biết đã bán hết số lượng hàng có sẵn và không thể ươm thêm vì hạt giống đã được đặt mua từ trước.
Trước tình trạng này, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã có khuyến cáo bà con giữ ổn định diện tích canh tác. Không nên thấy giá cao mà tập trung đầu tư, mở rộng vùng trồng để khi cà phê vào đợt thu hoạch giá lại tụt xuống. Đồng thời, người dân chỉ nên trồng tái canh cây cà phê trên những diện tích già cỗi, kém hiệu quả. Không ồ ạt mở rộng diện tích trồng mới để giữ ổn định ngành cà phê.
Hiện giá cà phê trong nước giữ ở mức cao kỷ lục chủ yếu đến từ việc tồn kho cà phê gần như đã “cạn kiệt” do sản lượng niên vụ trước ở mức thấp, trong khi nhu cầu xuất khẩu vẫn cao.
Bên cạnh đó, một số dự báo sơ bộ nhận định sản lượng niên vụ tới có thể tiếp tục ở mức thấp khi mùa mưa năm nay tại Tây Nguyên đến muộn và diện tích canh tác trong thời gian dài vừa qua bị thu hẹp. Trên thị trường thế giới, sản lượng cà phê tại loạt nước sản xuất lớn như Brazil, Indonesia, Colombia… cũng suy giảm dưới tác động của hiện tượng El Nino.
Mặc dù nhu cầu về cà phê Robusta trên toàn cầu đã tăng lên tích cực từ sau đại dịch COVID-19, các tổ chức uy tín trên thế giới hiện chưa xác nhận chắc chắn giá cà phê Robusta bước vào chu kỳ tăng giá mới khi còn nhiều yếu tố bất định liên quan đến diễn biến thời tiết tại các nước sản xuất lớn và chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê.
Dữ liệu cũng cho thấy mặc dù xuất khẩu cà phê lẫn tiêu dùng nội địa ở Việt Nam đã tăng tích cực trong thời gian gần đây nhưng chủ yếu vẫn là gia tăng về số lượng, chứ không phải đến từ giá trị thành phẩm khi các doanh nghiệp lẫn người trồng chưa đầu tư đúng mức vào việc chế biến sâu.
Chuyên gia tiết lộ 4 nguyên nhân khiến giá cà phê bật tăng |
Giải mã diễn biến “lạ” của giá cà phê |
Cà phê trở lại đường đua tăng giá |