Vì sao Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 bị thanh tra xuyên Tết?
Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện Người bệnh được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc |
Theo quyết định được công bố, thời kỳ thanh tra 2 dự án Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2024; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.
Thời hạn thanh tra là 40 ngày làm việc (không kể Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết) kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Đoàn Thanh tra có 11 thành viên, trong đó, ông Ngô Đình Long, Phó Vụ trưởng Vụ III của Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.
Trước đó, chiều 31/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thanh tra 2 dự án bệnh viện trên trước ngày 31/3/2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.
Thanh tra Chính phủ cho biết đây là hai dự án điển hình về lãng phí mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập.
Ông Ngô Đình Long, Phó Vụ trưởng Vụ III của Thanh tra Chính phủ, Trưởng đoàn công bố Quyết định thanh tra. (Ảnh Internet) |
Phó tổng Thanh tra Nguyễn Văn Cường nói mục đích của cuộc thanh tra là đánh giá việc chấp hành pháp luật trong triển khai hai dự án để phát hiện những hạn chế, vi phạm nếu có. Từ đó các cơ quan sẽ xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và những bất cập, sơ hở của pháp luật để có giải pháp hoàn thiện.
Về hồ sơ tài liệu, ông Cường đề nghị các cá nhân, đơn vị chủ động tập hợp, sắp xếp khoa học, có danh mục cụ thể toàn bộ hồ sơ tài liệu, sẵn sàng cung cấp cho Đoàn thanh tra ngay khi có yêu cầu. Việc cung cấp hồ sơ tài liệu không được chậm trễ.
"Các nội dung phát hiện được qua thanh tra phải được báo cáo đầy đủ, chính xác, khách quan, có căn cứ pháp luật và kèm theo đủ tài liệu chứng minh" - Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Cường lưu ý.
Đối với Đoàn thanh tra, ông Nguyễn Văn Cường yêu cầu các thành viên phải nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của Tổng Thanh tra chính phủ khi tiến hành hoạt động thanh tra trực tiếp. Do thời gian thanh tra sát dịp Tết Âm lịch nên đề nghị thành viên thu xếp công việc gia đình, dành sự tập trung cao nhất cho công việc.
Nói về vấn đề này, ông Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Bộ Y tế nhận thức rõ ràng rằng, thanh tra là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch, công khai và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.
"Đây là cơ hội để Bộ Y tế, cùng với 2 đơn vị trực thuộc là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức rà soát lại toàn bộ các quy trình, hoạt động, từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm sớm đưa 2 cơ sở này vào hoạt động để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân", ông Thuấn nhấn mạnh.
Ông Thuấn cho biết, Bộ Y tế cam kết sẽ chỉ đạo các vụ, cục, các đơn vị có liên quan và 2 bệnh viện phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các tài liệu, thông tin theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam. Ảnh: TT. |
Năm 2023, Thủ tướng quyết định lập tổ công tác của Chính phủ với sự tham gia của Bộ Y tế, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để cùng rà soát, tháo gỡ khó khăn. Tổ công tác đã nhiều lần rà soát hồ sơ dự án, đánh giá toàn diện về pháp lý, kỹ thuật liên quan và đề xuất cấp có thẩm quyền các phương án xử lý. Đầu tháng 11/2024, Thủ tướng yêu cầu trong nửa năm tới Bộ Y tế phải hoàn thiện, bàn giao, đưa vào sử dụng bệnh viện Bạch Mai 2 và Việt Đức 2 tại Hà Nam.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết ngày 6/1, Bộ Y tế đã hoàn thiện phương án khắc phục vướng mắc, trình Chính phủ cho ý kiến trước khi chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị thi công triển khai các giải pháp cụ thể.
Trước đó, Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã được cơ quan chức năng phê duyệt có quy mô 1.000 giường mỗi bệnh viện, với tổng mức đầu tư mỗi cơ sở lên tới hơn 4.500 tỉ đồng. Đây là các cơ sở được xây dựng với mục đích giảm tải nhu cầu khám chữa bệnh cho cơ sở 1 ở Hà Nội vốn đang quá tải.
Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường, tổng diện tích sàn gần 120.000m2; tổng mức đầu tư 4.990 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 4.500 tỷ đồng và nguồn khác.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường, tổng diện tích sàn gần 118.000m2; tổng mức đầu tư 4.968 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 4.500 tỷ đồng và nguồn khác.
Cơ sở 2 bệnh viện Việt Đức ở Hà Nam nằm đắp chiếu trong một thời gian dài. Ảnh: Thiều Trang. |
Từ cuối năm 2014, cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức được khởi công xây dựng tại TP Phủ Lý (Hà Nam), với kỳ vọng đây sẽ là hai bệnh viện hiện đại lớn nhất từ trước đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên nước ta có bệnh viện được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo dự kiến, giai đoạn 1 hoàn thành vào tháng 2/2016 với việc đưa Khoa Khám bệnh ngoại trú 200 giường bệnh đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2017 đưa vào sử dụng toàn bộ 2 bệnh viện, với quy mô 1.000 giường bệnh/bệnh viện.
Sau 4 năm xây dựng, tháng 10/2018, khu khám bệnh của cả 2 cơ sở này được khánh thành. Tuy nhiên, chỉ có khu khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2020, rồi thông báo tạm thời dừng hoạt động. Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 chỉ tạm dừng ở cắt băng khánh thành, chưa tiếp nhận bệnh nhânCác dự án có thời hạn hoàn thành là năm 2020. Tuy nhiên, từ tháng 12/2020 cho đến trước thời điểm tháng 11/2024, các dự án tạm dừng thi công, do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc phức tạp trong điều chỉnh giá hợp đồng.
Điều tra, xử lý và tăng cường biện pháp phòng chống ngộ độc rượu |
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt |
Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản |