Tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM lập kỷ lục, lần đầu vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, trong 4 tháng đầu năm 2025, dư nợ tín dụng của các ngân hàng tại TP.HCM lần đầu tiên vượt mốc 4 triệu tỷ đồng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế thành phố đang phục hồi mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 và các biến động từ nền kinh tế toàn cầu.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc NHNN Khu vực 2, tính đến cuối tháng 4 năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã đạt mức 4.046 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với cuối năm 2024 và tăng mạnh 12,78% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng, đánh dấu lần đầu tiên dư nợ tín dụng tại TP.HCM vượt ngưỡng 4 triệu tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong các năm trước.

Tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM lập kỷ lục, lần đầu vượt mốc 4 triệu tỷ đồng
Dư nợ tín dụng của các ngân hàng tại TP.HCM lần đầu tiên vượt mốc 4 triệu tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

"Các yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế - xã hội và cơ chế chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là yếu tố chính tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm; trong đó, chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt cùng chính sách lãi suất thấp đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất đã phát huy và tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Lệnh nhận định.

Đáng chú ý, dòng vốn tín dụng tiếp tục tập trung mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành dịch vụ chiến lược, đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế TP.HCM. Tín dụng đối với 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu (đóng góp trên 60% GRDP của thành phố), bao gồm thương mại, du lịch, truyền thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, tài chính, nghệ thuật và vui chơi giải trí… đã đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, chiếm 35,4% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Tín dụng vào các lĩnh vực này duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt mức tăng trên 3,6% so với cuối năm 2024. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các ngành dịch vụ chủ chốt tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của TP.HCM.

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng thành phố tiếp tục bám sát thực hiện các chỉ đạo về chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng tốc độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi lãi suất và giải ngân gói tín dụng trong Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp của TP.HCM trị giá 517.065 tỷ đồng của các tổ chức tín dụng đăng ký đầu năm 2025…

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

Trong phiên giao dịch ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành tín phiếu trở lại sau gần 4 tháng tạm dừng. Cụ thể, đã có 4/5 thành viên tham gia trúng thầu 3.100 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3,5%/năm.
Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

Thành phố biển Nha Trang của Việt Nam đã vượt qua Tokyo trở thành điểm đến được yêu thích nhất của du khách Hàn Quốc trong mùa hè năm nay.
63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, phù hợp với mô hình quản lý hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập. Việc sắp xếp này nhằm tạo thuận lợi trong điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Từ ngày 23/6/2025, Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Trước tình trạng gian lận thương mại và hàng giả gia tăng trong môi trường số, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ triển khai loạt giải pháp toàn diện, từ hoàn thiện thể chế đến kiểm tra thực địa, nhằm thiết lập lại trật tự thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi từ hộ cá thể lên doanh nghiệp đang mở ra cơ hội nâng tầm quản trị, minh bạch hóa hoạt động và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Đây được xem là bước đi tất yếu giúp hộ kinh doanh vươn lên chuyên nghiệp, hòa nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị hiện đại.
Hành trình tài chính trọn đời của HDBank: Cá nhân hóa từ trái tim người dùng

Hành trình tài chính trọn đời của HDBank: Cá nhân hóa từ trái tim người dùng

Ngày 14/6/2025, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày không tiền mặt 2025”, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thăm không gian công nghệ tại sự kiện.
Hộ kinh doanh nhỏ trước ngã rẽ hóa đơn điện tử

Hộ kinh doanh nhỏ trước ngã rẽ hóa đơn điện tử

Việc áp dụng quy định mới theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ lúng túng, thậm chí tạm dừng hoạt động. Khó khăn lớn nhất đến từ hóa đơn đầu vào và nỗi lo bị xử phạt khi chưa kịp thích ứng với yêu cầu mới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động