Tồn kho tiêu trong nước đang cạn dần
Nguồn cung cạn kiệt, giá tiêu giảm tại các địa phương trọng điểm Thị trường tiêu vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ trong thời gian tới Giá tiêu được nhận định sẽ loanh quanh dưới mốc 150.000 đồng/kg |
Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm đồng loạt giảm. |
Cụ thể, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg so với hôm qua còn 147.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg còn 146.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông cũng giảm 500 đồng/kg so với hôm qua còn 147.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 146.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai cũng giảm 500 đồng/kg hiện ở ở mức 146.500 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước đi ngang so với hôm qua đạt 147.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia ở mức đạt 6.702 USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok ở mức 8.961 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức giá 6.850 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ở mức 8.900 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức 7.100 USD/tấn; giá tiêu trắng vẫn ở mức 10.150 USD/tấn...
Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc mua tiêu nội địa
9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam bán hơn 200.000 tấn hạt tiêu. |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam bán hơn 200.000 tấn hạt tiêu ra thị trường, thu về hơn 1 tỉ USD, tăng gần 47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, do giá bán tăng cao ở mức bình quân gần 4.950 USD/tấn. Ngành hạt tiêu Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu ở mức cao do nguồn cung hạn chế.
Hiện tại, thị trường tiêu trong nước đang khá trầm lắng, với sự tác động từ cả yếu tố quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, với xuất khẩu hạt tiêu vẫn ở mức khả quan trong 9 tháng đầu năm 2024. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường tiêu Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ và duy trì mức giá ổn định trong thời gian tới. Các chuyên gia nhận định giá hạt tiêu trong tuần này tiếp tục ở dưới mốc 150.000 đồng/kg.
Sự giảm lượng xuất khẩu trong tháng 9 là dấu hiệu cho thấy nguồn cung hồ tiêu trong nước đang giảm. Nguyên nhân chính là do nông dân vẫn giữ thói quen dự trữ hồ tiêu, không vội bán ra thị trường, cùng với việc đại lý bán tiêu để có vốn đầu tư cho mùa cà phê sắp tới. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ chưa tăng mạnh khiến giá tiêu giảm nhẹ.
Mặc dù vậy, ngành hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế với giá xuất khẩu cao do nguồn cung khan hiếm. Năm nay, giá tiêu đã tăng vọt từ 87.000 đồng/kg lên đến 150.000 đồng/kg, mang lại niềm vui cho nông dân trồng tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc mua tiêu nội địa do giá cao, buộc phải nhập khẩu từ Brazil và Indonesia.
Tồn kho tiêu từ năm 2023 và nhập khẩu năm 2024 ước tính khoảng 40.000 đến 45.000 tấn, bao gồm cả hàng nhập lậu. Lượng tiêu có sẵn cho xuất khẩu đến cuối năm 2024 sẽ ít hơn so với các năm trước, cho đến khi vụ mới bắt đầu vào tháng 3 năm 2025.
Chuyên gia dự báo, thiếu hụt nguồn cung có thể ảnh hưởng đến giá tiêu trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Nedspice (một công ty của Hà Lan, hoạt động trên toàn thế giới trong việc tìm nguồn cung ứng, chế biến và phân phối các loại gia vị, thảo mộc và rau củ khô), xuất khẩu hạt tiêu chế biến của Việt Nam tăng hơn 50% so với năm ngoái và hạt tiêu Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng giá mới sau nhiều năm trầm lắng.
Nguồn cung dồi dào sẽ tạo áp lực giảm giá tiêu thời gian tới |
Giá hồ tiêu trong nước nhiều khả năng sẽ tăng nóng trở lại |
Giá tiêu tiếp tục tăng trong bối cảnh hạt tiêu trong dân gần như không còn |