Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Thẻ tín dụng SHB VISA Platinum được vinh danh Top 50 sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam 2023 Giới nhà giàu lựa chọn thẻ tín dụng thế nào? Agribank dành gần 60.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai các chương trình tín dụng lãi suất thấp
Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 diễn ra sáng 20/2. (Ảnh: SBV)
Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 diễn ra sáng 20/2. (Ảnh: SBV)

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 1, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng giảm 0,6% so với cuối năm 2023. Diễn biến này có phần ngược chiều với con số tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trong tháng 12 năm trước, cũng như quyết tâm đẩy nhanh tín dụng của cơ quan điều hành ngay từ đầu năm nay.

Tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, sang tháng 1/2024, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023.

Trong đó, mức giảm ở 5/9 nhóm tổ chức tín dụng: Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước giảm 0,88%, nhóm gân hàng thương mại cổ phần giảm 0,51%, nhóm ngân hàng TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu giảm 2,22%, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài giảm 0,32%, nhóm ngân hàng liên doanh giảm 3,41%.

Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/1/2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm; lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại giảm lần lượt khoảng 0,15%/năm và 0,25%/năm so với cuối năm 2023.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng là 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng, thông báo công khai nguyên tắc xác định để chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng nhằm cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Các sếp lớn ngân hàng nói gì?

Tín dụng giảm là do tính chất quy luật của thị trường
Tín dụng giảm là do tính chất quy luật của thị trường.

"Tín dụng giảm trong tháng 1 là tình trạng chung những năm gần đây", Phó thống đốc Đào Minh Tú nhận xét. Theo ông, nguyên nhân đầu tiên là tính chất quy luật của thị trường. Giai đoạn đầu năm tín dụng thường không tăng, doanh nghiệp hạn chế vay nợ đầu năm mới. Ngoài ra, một phần nguyên nhân đến từ khó khăn chung của nền kinh tế, khả năng hấp thụ vốn, nhất là vay tiêu dùng đang gặp khó.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank, cho biết, do đặc thù lượng khách hàng cá nhân lớn nên đầu năm tín dụng của Agribank thường giảm nhưng cuối năm tăng trưởng rất mạnh.

"Đầu năm nay, tín dụng của Agribank giảm rất lớn, hơn 1%, nhưng dự kiến hết quý II có thể tăng trưởng 5 – 6%", ông Vượng cho biết.

Tại Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc cũng cho hay, trong tháng 1/2024, tín dụng của ngân hàng này sụt giảm 2,3% so với cuối năm 2023, tương ứng giảm 30.000 tỷ đồng. Trong đó tín dụng bán buôn giảm 19.000 tỷ đồng và tín dụng bán lẻ giảm 11.000 tỷ đồng.

Ông Tùng nhận định, nguyên nhân tín dụng giảm là do tín dụng bán lẻ trong tháng đầu tiên năm 2024 tiếp tục đà giảm, giảm đến 11.000 tỉ đồng, tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập người dân gặp khó. Bên cạnh đó, tín dụng lĩnh vực bất động sản cũng giảm do thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án mới cấp phép năm 2023 có ít dẫn đến nguồn cung thiếu, nhiều dự án vướng mắc về pháp lý.

"Yếu tố đặc thù tín dụng Vietcombank là dư nợ ngắn hạn bán buôn, chiếm tỉ trọng lớn 74%, dư nợ cho vay thanh toán quốc tế tài trợ thương mại thời vụ tập trung các dịp Tết Dương lịch phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa... Với các khách hàng FDI có xu hướng trả nợ cuối năm.

Trong khi đó, tâm lý chung doanh nghiệp, người dân ngại vay nợ những tháng đầu tiên năm mới. Tôi cho rằng, các quý sau, việc giải ngân khách hàng doanh nghiệp, cá nhân sẽ quay trở lại..." - ông Tùng nói.

Ông Trần Long - Phó Tổng Giám đốc BIDV - cho hay, nguyên nhân suy giảm tín dụng trong tháng đầu năm chính là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Đại diện BIDV cho biết, BIDV đánh giá nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, các nhóm ngành là động lực tăng trưởng còn phục hồi chậm. Thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Điều này khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Ông Long nêu ra các con số về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và giải thể trong tháng 1 và nhận định năng lực tài chính của các doanh nghiệp đang giảm sút. Đáng nói, nhiều doanh nghiệp xăng dầu đang đối mặt với các nguy cơ pháp lý.

"Doanh nghiệp đối diện với nhiều rủi ro thì sẽ ảnh hưởng đến các khoản nợ của ngân hàng. Giai đoạn 2024-2025, áp lực trả nợ sẽ rất lớn, nợ xấu gia tăng" - lãnh đạo BIDV chia sẻ.

Ông Long cũng nhấn mạnh, một trong những lý do khiến tín dụng tăng trưởng chậm là do một số doanh nghiệp có báo cáo tài chính chồng chéo, hồ sơ không rõ ràng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, xem xét cấp tín dụng.

"Đáng nói, có doanh nghiệp được đến 4 ngân hàng quốc doanh cấp tín dụng cho vay, nên các ngân hàng nhỏ coi đây là cơ sở để cho vay, sẵn sàng cho vay mà không cần tài sản thế chấp. Điều này khiến cho việc quản lý khoản phải thu, tín dụng của các ngân hàng rất khó khăn" - ông Long nói.

Sau khi nghe phát biểu của các ngân hàng thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh công tác tín dụng sẽ tiếp tục là hoạt động trọng tâm trong năm 2024.

Theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thông báo mức tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, dựa trên xếp loại sức khỏe các ngân hàng. Do đó, các tổ chức tín dụng đã có thể đề ra chủ động kế hoạch kinh doanh, điều hành.

Thống đốc lưu ý, năm nay các tổ chức tín dụng phải có những đánh giá, nhận diện đầy đủ để tăng trưởng tín dụng bám sát thực tế; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, để từ đó giảm lãi suất cho vay đối với người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, các tổ chức tín dụng phải cân đối nguồn vốn huy động, nguồn vốn cho vay để đảm bảo kiểm soát các rủi ro như về tín dụng, thanh khoản…

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xác định điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; nghiên cứu đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Mở thẻ tín dụng liền tay, đón ngay ưu đãi Mở thẻ tín dụng liền tay, đón ngay ưu đãi "khủng" từ BAC A BANK
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc không bỏ room tín dụng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc không bỏ room tín dụng
HDBank được nới “room” tín dụng lên 29%, cao nhất toàn ngành HDBank được nới “room” tín dụng lên 29%, cao nhất toàn ngành
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

OPEC nâng mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

OPEC nâng mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Theo báo cáo hàng tháng vừa công bố của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), liên minh các nhà sản xuất dầu mỏ này đã điều chỉnh nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 2,9% (mức dự báo trước đó là 2,8%)
Hiệp định CPTPP trợ lực giúp ngành thủy sản “cất cánh”

Hiệp định CPTPP trợ lực giúp ngành thủy sản “cất cánh”

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra. Việc thực thi các FTA luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng và đa dạng thị trường, đưa thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Lãi suất thấp nhất trong 10 năm, vì sao cho vay mua nhà chưa "thoát ế"?

Lãi suất thấp nhất trong 10 năm, vì sao cho vay mua nhà chưa "thoát ế"?

Lãi suất cho vay hiện ở mức thấp nhưng phân khúc cho vay mua nhà tại nhiều NH thương mại vẫn trầm lắng, vậy đâu là nguyên nhân?
Sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng đến thời điểm đáo hạn: Nên gửi tiếp hay đầu tư vàng?

Sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng đến thời điểm đáo hạn: Nên gửi tiếp hay đầu tư vàng?

Một loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó SeABank tăng tới 0,8%/năm, Eximbank thậm chí tăng gần sát ngưỡng lãi suất huy động tối đa. Người có tiền nhàn rỗi thời điểm này đang phân vân không biết gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi hay đầu tư mua vàng?
Gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU để cua ghẹ xuất khẩu bền vững

Gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU để cua ghẹ xuất khẩu bền vững

Ngành xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đang ghi nhận đà tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong năm 2024. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU.
Vì sao tăng trưởng GDP quý 2 gây bất ngờ?

Vì sao tăng trưởng GDP quý 2 gây bất ngờ?

Theo số liệu vừa công bố, GDP của Việt Nam trong Quý 2/2024 tăng 6,93%, tính chung 6 tháng đầu năm đã tăng 6,42%. Con số này gây bất ngờ với phần lớn các tổ chức dự báo bởi các tổ chức đều dự báo tăng trưởng kinh tế quý 2 dù phục hồi nhưng không thể trên mức 6%.
Xác thực sinh trắc học gặp khó, xuất hiện lừa đảo kiểu mới

Xác thực sinh trắc học gặp khó, xuất hiện lừa đảo kiểu mới

Hôm nay ngày 3/7, ngày thứ 3 ngân hàng áp dụng quy định chuyển tiền trên 10 triệu/lần, nhiều người dùng vẫn gặp khó khi cập nhật thông tin sinh trắc học online để xác thực giao dịch chuyển tiền. Bên cạnh đó, xuất hiện kẻ gian mạo danh ngân hàng dụ người dùng xác thực sinh trắc học.
Kỳ 2: Vì sao người đi vay dễ rơi vào thế khó?

Kỳ 2: Vì sao người đi vay dễ rơi vào thế khó?

Nhiều người lên mạng xã hội than phiền các doanh nghiệp cho vay thường chèn ép, làm khó họ, từ việc khó cho vay đến việc đòi nợ gắt gao. Nhưng vì sao người vay lại phản ứng như thế này và trách nhiệm của mỗi bên ra sao, cần làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?
4 trường hợp phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ hôm nay

4 trường hợp phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng từ hôm nay

Từ hôm nay (1/7), các giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày đều phải xác thực sinh trắc học. Quy định này nhằm giảm thiểu thiệt hại trong các vụ lừa đảo chuyển tiền trên tài khoản.
GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6.93% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động