Thị trường đang đào thải những chuỗi cà phê thiếu bản sắc thương hiệu?

Việt Nam hiện có hơn 500.000 quán cà phê với doanh thu khoảng 1,46 tỉ USD. Tuy nhiên, thời gian gần đây The Coffee House, Starbucks Reserve, hai trong những chuỗi thương hiệu cà phê lớn bất ngờ thông báo đóng cửa một loạt cửa hàng khiến nhiều người bất ngờ.
Nâng tầm thương hiệu cho cà phê Việt Nam Vì sao Starbucks Reserve đóng cửa sau 7 năm hoạt động?
Thị trường đang đào thải những chuỗi cà phê thiếu bản sắc thương hiệu?
Hai thương hiệu cà phê vừa thông báo đóng cửa một số cửa hàng.

Một loạt chuỗi cà phê đóng cửa

Cuối tháng 7, các cửa hàng The Coffee House tại Cần Thơ thông báo đóng cửa, dỡ bảng hiệu. Trong tháng 8, ba chi nhánh còn lại tại Đà Nẵng cũng đang trong kế hoạch dừng hoạt động toàn bộ. Như vậy, The Coffee House sẽ rút khỏi hai thành phố trên sau nhiều năm mở rộng thị trường.

Tại một số thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng hay TP HCM, The Coffee House đã bắt đầu thu hẹp quy mô. Theo website của thương hiệu, tính đến ngày 13/8, chuỗi này có 115 cửa hàng, thu hẹp so với con số khoảng 150 cửa hàng ở thời điểm cuối năm 2023.

Đại diện chuỗi lý giải, việc thu hẹp quy mô cửa hàng nhằm tối ưu chi phí, cải thiện hoạt động kinh doanh nhằm thích ứng với điều kiện thay đổi.

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao khi cửa hàng Starbucks Reserve (cà phê cao cấp) ở trung tâm quận 1, TPHCM vừa có thông báo đóng cửa sau 7 năm hoạt động.

Cụ thể, trên trang cá nhân Facebook của Starbucks Việt Nam đã đăng thông báo đóng cửa Starbucks Reserve Hàn Thuyên (quận 1, TPHCM) sau 7 năm hoạt động - cửa hàng Reserve (cửa hàng cà phê cao cấp) đầu tiên và duy nhất của Starbucks ở TPHCM khai trương năm 2017.

"Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố, chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo cửa hàng Starbucks Reserve Hàn Thuyên sẽ chính thức ngưng hoạt động từ ngày 26/8. Starbucks Reserve sẽ sớm trở lại ở một vị trí khác", thông báo của chuỗi cà phê đến từ Mỹ cho biết.

Chi nhánh lâu đời này từng được biết đến là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân TPHCM, bao gồm cả khách du lịch. Khi nghe thông tin dừng hoạt động, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối về vị trí lẫn không gian quán.

Trước đó, hồi tháng 6/2022, Starbucks cũng đóng cửa chi nhánh lâu năm nhất nằm trong khách sạn Lan Viên ở quận trung tâm TP Hà Nội.

Đầu tháng 10/2021, chuỗi cà phê này cũng thông báo đóng cửa chi nhánh tại khách sạn Rex (quận 1, TPHCM), cũng từng là địa điểm nổi bật, thu hút nhiều khách hàng nhờ địa thế trung tâm thành phố. Sau đó không lâu, thương hiệu này cũng đóng thêm cửa hàng Starbucks Press Club nằm tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bức tranh thị trường vẫn sáng

Trong khi một số thương hiệu cà phê báo lỗ, dừng hoạt động thì các chuỗi cà phê lớn như Trung Nguyên Legend, Highlands Coffee, Phúc Long Coffee & Tea House… báo lãi.

Cuối năm 2023, theo ước tính của Vietdata, thị phần của 5 ông lớn trong ngành đã tăng lên 42%.

Trong đó, Highland Coffee tăng thị phần từ 7,4% lên 11,6% là chuỗi cà phê sở hữu nhiều chi nhánh nhất Việt Nam. Chuỗi này hiện có 800 cửa hàng tại Việt Nam và 50 cửa hàng tại Philipines, theo công bố trên website của hãng. So với cuối năm 2022, số lượng cửa hàng của Highlands đã tăng lên gần 200 điểm bán. Thay vì tập trung vào đa dạng menu, hãng chọn cách định bị thương hiệu bằng việc tăng số lượng cửa hàng và độ nhận diện thương hiệu tại các địa điểm đắc địa.

Tương tự, một thống kê mới nhất gần đây của Mibrand cũng khẳng định, Highlands đang là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam. "Số lượng cửa hàng phản ánh nỗ lực mở rộng quy mô và phủ sóng thị trường của Highlands Coffee", thống kê của Mibrand viết.

Một ông lớn khác vẫn duy trì và không ngừng mở rộng là Phúc Long, nâng thị phần từ 2% lên gần 4,4%. Hãng này công bố trên website có khoảng 165 cửa hàng và 66 kiosk, phủ sóng nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bên cạnh việc hiện diện nhiều hơn trong các cửa hàng thuộc hệ thống của Masan, những năm gần đây, Phúc Long nhắm vào nhóm khách hàng cao cấp, "chịu chi" khi cho ra mắt của hàng flagship cấp đi kèm với dịch vụ cao cấp.

Chẳng hạn như Phúc Long Premium trên đường Xuân Thủy (Thảo Điền, TP Thủ Đức) sở hữu không gian rộng 2.000 m2. Ngoài việc ghi điểm nhờ không gian, cửa hàng này còn khác biệt ở việc khách hàng được phục vụ tại bàn với các món đồ uống, bánh ngọt đa dạng hơn. Các món ăn như bò né, mỳ spagetty, pad Thái... cũng được bán tại Phúc Long Premium.

Giá cả tại đây cũng cao hơn các cửa hàng thông thường, đồ uống trên 75.000 đồng/ly. Còn món ăn giá dao động từ 100.000-350.000 đồng/suất.

Ngoài các thương hiệu lâu đời, thời gian gần đây chứng kiến sự trỗi dậy của "tân binh khủng long" Katinat. Trong một thống kê gần đây của Mibrand, đơn vị này còn xếp hạng Katinat là "một trong 5" thương hiệu dẫn đầu bên cạnh các tên tuổi lâu đời. Tính đến 17/8, theo công bố trên website, Katinat có 73 cửa hàng, tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…

Vào cuối năm 2021, Katinat chỉ là một chuỗi cà phê nhỏ với khoảng 10 cửa hàng tại TP.HCM. Tuy nhiên, với tốc độ mở rộng thị trường, đặc biệt là ở những vị trí đắc địa tại trung tâm, Katinat đã chinh phục thị trường trà - cà phê tại Việt Nam, và dần đe dọa các "ông lớn" trong ngành.

Một điểm khác giúp Katinat vươn lên nằm ở các chiến lược marketing bài bản cùng khả năng bắt trend nhanh nhạy khiến nhiều thực khách sẵn sàng xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ để thưởng thức thực đơn mới.

Theo báo cáo của YouNet Media, tính đến hết năm 2023, Katinat đã vượt qua The Coffee House về tần suất được nhắc tới trên mạng xã hội. Thương hiệu tân binh này đứng thứ ba với 212.025 thảo luận, tăng 17,89% và thăng 1 hạng so với 2022.

Ngoài việc tập trung vào thị trường trong nước, một số chuỗi cà phê cũng hướng sự quan tâm ra thế giới khi Trung Nguyên liên tục cho ra mắt các cửa hàng tại Trung Quốc và Mỹ. Hiện nay, gần 800 cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee bao phủ khắp Việt Nam, xuất hiện tại Mỹ, Iceland.... Ngoài ra, theo thống kê của tập đoàn này, còn có hơn 1.000 hợp đồng nhượng quyền được ký kết thành công.

Miếng bánh thị trường giữa các chuỗi đang được chia lại?

Thị trường đang đào thải những chuỗi cà phê thiếu bản sắc thương hiệu?

Theo số liệu của Mibrand, một công ty nghiên cứu thị trường trong nước, công bố gần đây, cho thấy các biến động trên thị trường cà phê được quan tâm hơn khi cả nước đang có tới 500.000 quán cà phê lớn, nhỏ với doanh thu 1,46 tỉ USD.

Với dân số hơn 98 triệu người, nếu Việt Nam có nửa triệu quán cà phê thì trung bình cứ khoảng 196 người lại có một quán cà phê. Điều này cho thấy văn hóa cà phê rất phổ biến và nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Việt Nam là rất cao. Cà phê không chỉ là một thức uống, mà còn là một phần của lối sống, là nơi giao lưu, làm việc, và thư giãn.

Báo cáo thị trường F&B tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 vừa được công ty nghiên cứu thị trường iPOS.vn công bố ngày 21/8 cho thấy mức chi cho việc "đi cà phê" của người dân đã giảm mạnh và tần suất cũng giảm đáng kể so với năm 2023. Đặc biệt, tỉ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% còn 1,7%, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thương hiệu ở phân khúc cao cấp như Starbucks, %Arabica, The Coffee Bean & Tea Leaf...

Người tiêu dùng cũng giảm tần suất đi cà phê do áp lực công việc tăng cao và kinh tế khó khăn khiến họ cân nhắc kỹ hơn với những chi tiêu không thiết yếu. Theo đó, có tới 41,7% người được hỏi chỉ thỉnh thoảng đi cà phê và 32,3% đi cà phê với tần suất 1-2 lần/tuần; 16,2% đi cà phê 3-4 lần/tuần.

Nhận định về những diễn biến mới của các chuỗi cà phê thời gian gần đây, ông Đỗ Duy Thanh, Giám đốc Công ty FnB Director - Horeca Business School, chuyên gia ngành F&B, nói rằng với các mô hình chuỗi sẽ có những "cửa hàng biểu tượng" tại vị trí siêu đắc địa để xây dựng thương hiệu. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi thì những cửa hàng đó cũng rất khó có lợi nhuận. Có thương hiệu xác định sẽ bù lỗ đến khi không còn bù lỗ nổi thì dừng.

Với trường hợp The Coffee House, bản thân họ phải thu hẹp nhưng Katinat, Phúc Long, Highlands... lại mở thêm chi nhánh cho thấy tổng thị trường không bị giảm nhưng miếng bánh thị trường được chia lại. "Trước đây cà phê là thức uống có giá vốn thấp (thường dưới 20% so với giá bán) nhưng hiện đã lên mức 25%-30% với mô hình chuỗi và 40%-50% với mô hình ki-ốt vỉa hè. "Kinh doanh cà phê khó khăn hơn do giá bán tăng, các chủ quán phải kiểm soát tốt chi phí hoặc chấp nhận lấy công làm lời" - ông Thanh nhận định.

Theo các chuyên gia, lĩnh vực F&B đã qua giai đoạn tăng trưởng "nóng". Ở giai đoạn hiện tại, thị trường sẽ đào thải những chuỗi thiếu bản sắc thương hiệu, thiếu nền tảng tài chính... Báo cáo của iPOS.vn cho thấy tính tới hết tháng 6-2024, cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng kinh doanh ăn uống, giảm gần 4% so với số liệu từ năm 2023, tức đã có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đóng cửa trong khi số lượng mở mới hạn chế. TP HCM là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với số lượng cửa hàng bị giảm gần 6%, trong khi tại Hà Nội vẫn tăng trưởng nhẹ 0,1%. "Xu hướng tiêu dùng thay đổi, giá thuê mặt bằng kinh doanh quá cao nên chỉ có những chủ mặt bằng tự đầu tư quán cà phê (theo thương hiệu của riêng mình hoặc nhượng quyền) mới sống khỏe, còn những chuỗi phải thuê mặt bằng sẽ gặp nhiều rủi ro" - Chuyên gia thương hiệu - TS Võ Văn Quang nêu.

Mới đây, Mibrand đề cập hai kiểu cạnh tranh phổ biến hiện nay tại các chuỗi là cạnh tranh theo chiều ngang và chiều dọc.

Với cạnh tranh theo chiều ngang, các thương hiệu đang đua nhau mở rộng số lượng và quy mô cửa hàng. Những con số thống kê cho thấy các doanh nghiệp đều đang tập trung vào việc chiếm lĩnh thị phần và vị trí hàng đầu trên thị trường. Cuộc cạnh tranh quy mô diễn ta không chỉ trên phương diện quy mô mạng lưới, mà còn về vị trí địa lý, sự thuận tiện và trải nghiệm khách hàng.

Còn với cạnh tranh chiều dọc, các thương hiệu nhỏ lẻ cạnh tranh bằng "ý tưởng" quán.

Hiện nay nhiều quán cà phê đang đa dạng ý tưởng sáng tạo về thiết kế, không gian và trải nghiệm khách hàng. Các chủ quán không ngừng sáng tạo và thử nghiệm những phong cách kiến trúc đa dạng, từ cổ điển, retro đến hiện đại, công nghiệp. Điều này tạo nên sự phong phú về mặt hình thức, mang lại các trải nghiệm khác nhau cho khách hàng.

Giá cà phê được dự báo sẽ tiếp tục Giá cà phê được dự báo sẽ tiếp tục "nhảy múa"
Vì sao Starbucks Reserve đóng cửa sau 7 năm hoạt động? Vì sao Starbucks Reserve đóng cửa sau 7 năm hoạt động?
Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản lượng sẽ làm tăng giá cà phê Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản lượng sẽ làm tăng giá cà phê
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân không cần tích trữ quá nhiều thực phẩm khi bão số 3 đổ bộ

Người dân không cần tích trữ quá nhiều thực phẩm khi bão số 3 đổ bộ

“Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều”, đại diện Bộ Công Thương khẳng định trong buổi kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ, chiều 6/9.
Tạm đóng cửa 4 sân bay để tránh bão Yagi

Tạm đóng cửa 4 sân bay để tránh bão Yagi

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định tạm dừng khai thác 4 sân bay gồm Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân trong một số khung giờ ngày 7/9 để tránh siêu bão Yagi.
Sức mua tăng mạnh dịp lễ 2/9, hàng khuyến mãi hút khách

Sức mua tăng mạnh dịp lễ 2/9, hàng khuyến mãi hút khách

Theo báo cáo nhanh của một số nhà bán lẻ, sức mua thị trường trong dịp lễ 2/9 năm nay tăng gấp 2 và 3 lần so với ngày bình thường, tùy ngành hàng và nhóm sản phẩm. Sự phục hồi này được cho là hoạt động kích cầu tiêu dùng dành cho kỳ nghỉ lễ đã phát huy được hiệu quả.
Người Việt đang chi bao nhiêu tiền mua hàng hiệu Louis Vuitton, Chanel, Gucci?

Người Việt đang chi bao nhiêu tiền mua hàng hiệu Louis Vuitton, Chanel, Gucci?

Sau hai năm thống trị thị trường xa xỉ (2021-2022), Louis Vuitton Việt Nam phải nhường ngôi cho Chanel Việt Nam. Năm qua, Louis Vuitton ghi nhận doanh thu đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, Channel đạt doanh thu 1.900 tỷ đồng.
Lý do huyện Thanh Oai tạm dừng đấu giá 114 lô đất tại xã Cao Dương

Lý do huyện Thanh Oai tạm dừng đấu giá 114 lô đất tại xã Cao Dương

Huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ dừng 2 phiên đấu giá 114 thửa đất tại xã Cao Dương để rà soát điều kiện pháp lý.
Chuyên gia dự báo bất ngờ về xu hướng của vàng trong tuần tới

Chuyên gia dự báo bất ngờ về xu hướng của vàng trong tuần tới

Giá vàng miếng SJC ổn định hơn 1 tuần qua. Trong khi đó vàng nhẫn đang neo ở mức cao. Điều đáng chú ý, 199 nhà đầu tư cá nhân tham gia cuộc khảo sát trực tuyến Main Street thì có đa số người nghĩ rằng vàng sẽ tăng.
Sau đấu giá đất là... lướt sóng

Sau đấu giá đất là... lướt sóng

Cơ sở hạ tầng, tiện tích không nổi bật, tiềm năng tăng giá ở mức bình thường, giá đất ở một địa phương vùng ven bỗng được đấu giá lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá đất nền tại các khu đô thị. Theo các chuyên gia, đây chính là kết quả của các mục đích không lành mạnh.
Huyện Phúc Thọ đấu giá thành công 39 lô đất, chào sang tay chênh đến 400 triệu đồng

Huyện Phúc Thọ đấu giá thành công 39 lô đất, chào sang tay chênh đến 400 triệu đồng

39 lô đất tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã được đấu giá thành công, giá cao nhất 60 triệu đồng/m2, gần gấp 3 lần giá khởi điểm.
Giá xăng trong nước được dự báo giảm tiếp tại kỳ điều hành ngày mai (29/8)

Giá xăng trong nước được dự báo giảm tiếp tại kỳ điều hành ngày mai (29/8)

Theo mô hình dự báo giá xăng tại dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai (29/8) , giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Nhận diện những thách thức đối với ngành gốm sứ Việt Nam

Nhận diện những thách thức đối với ngành gốm sứ Việt Nam

Mặc dù đạt nhiều thành tựu đáng kể sau 10 năm triển khai Quy hoạch phát triển ngành gốm sứ - thủy tinh, song thiếu nguyên liệu sản xuất; giá nguyên liệu tăng cao, thị trường bất động sản trong nước trầm lắng đang là những thách thức không nhỏ với ngành gốm sứ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động