Thêm nhiều nông sản Việt Nam có cơ hội xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Nhiều nông sản Việt Nam như dừa tươi, sầu riêng đông lạnh, cá sấu, gia cầm… có thể được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho nông dân nhiều địa phương.
Giá hồ tiêu vượt 120.000 đồng/kg, cao nhất 8 năm Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt
Việc ký Nghị định thư xuất khẩu dừa chính ngạch sang Trung Quốc giúp xuất khẩu dừa có cơ hội vượt mốc tỷ USD trong thời gian tới.
Việc ký Nghị định thư xuất khẩu dừa chính ngạch sang Trung Quốc giúp xuất khẩu dừa có cơ hội vượt mốc tỷ USD trong thời gian tới.

Ngày 6/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung đã tiếp và hội đàm với ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thúc đẩy nông sản giữa hai nước qua các nghị định thư mới.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, Trung Quốc là thị trường lớn cho nhiều loại mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao. Tuy nhiên, thị phần của nông sản Việt Nam tại đây còn tương đối nhỏ, chiếm chưa đến 5% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của Trung Quốc. Đây cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần các mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Mở cửa cho nhiều mặt hàng nông sản mới

Tại cuộc hội đàm, đại diện hai bên đã cùng thống nhất thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản và mở cửa thị trường trong thời gian tới. Hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký các nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên tiến hành xuất khẩu thí điểm, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký thêm 2 văn kiện này.

Đồng thời, hai nước sẽ phối hợp hoàn thiện để ký các nghị định thư về xuất khẩu cá sấu, tổ yến thô, gia cầm và thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, hai bên đã thống nhất cao về phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với cá tầm của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực để giám định loài cá tầm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, kim ngạch thương mại các mặt hàng nông, lâm, thủy sản giữa hai nước đạt 15,53 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 12,1 tỷ USD (tăng 16,4% so với năm 2022) nhập khẩu đạt 3,4 tỷ USD (giảm 9,7% so với năm 2022).

Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản giữa hai nước đạt 6,2 tỷ USD (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ước đạt 4,6 tỷ USD (tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu ước đạt 1,6 USD (tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, đến thời điểm hiện tại, hai Bên đã ký 21 Thỏa thuận ghi nhớ/Nghị định thư về xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước, đây thể hiện sự hợp tác chặt chẽ và nỗ lực của hai Bên.

Hiện đã có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó, có 12 mặt hàng rau quả gồm: Dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít; tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.

Có thể thấy, nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng mạnh và là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong việc mở cửa thị trường, các doanh nghiệp cũng không bỏ lỡ cơ hội để khai thác thị trường tỷ dân này.

Đơn cử, đối với mặt hàng sầu riêng, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Đáng chú ý, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng tươi từ thị trường Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt 79,3 nghìn tấn, trị giá 369,8 triệu USD, tăng 91,% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023; chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi Trung Quốc nhập khẩu, tăng 25,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.

Sầu riêng Việt Nam được đánh giá là có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, đặc biệt khi vào vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh và giá thành cạnh tranh.

Sầu riêng đã trở thành ngành hàng tỷ USD nhờ xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng đã trở thành ngành hàng tỷ USD nhờ xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc.

Doanh nghiệp xuất khẩu đã sẵn sàng

Ông Trần Văn Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre - cho biết, hiện nhu cầu nhập khẩu dừa của Trung Quốc rất lớn. Mỗi năm, Trung Quốc sử dụng khoảng 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến, trong khi đó sản lượng dừa của nước này mới chỉ đáp ứng được 10%.

Theo ông Đức, xác định đây là thị trường tiềm năng nên từ lâu doanh nghiệp rất mong muốn đưa các sản phẩm thâm nhập vào đây. Tuy nhiên, do hai nước chưa có Nghị định thư nên sản phẩm dừa của doanh nghiệp chưa thể xuất sang được dù các sản phẩm của doanh nghiệp đã đi khắp các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Trung Đông…

“Việt Nam hiện đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên toàn thế giới. Lợi thế của chúng ta là gần Trung Quốc, do đó nếu khai mở được thị trường này, xuất khẩu dừa sẽ có bước tiến đột phá”, ông Đức nói.

Vị này cũng cho biết, hiện trên thị trường một số đối tác ở Trung Quốc đã bắt đầu liên hệ để tìm hiểu, tham quan nhà máy và sản phẩm của doanh nghiệp. Ông Đức cũng tự tin đã có kinh nghiệm xuất khẩu dừa tươi sang các thị trường cao cấp nên không quá khó để đáp ứng các yêu cầu về vùng nguyên liệu, cơ sở đóng gói từ phía Trung Quốc. Quan trọng lúc này là chờ hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch Betrimex - cho biết, hiện Việt Nam có đến hơn 180.000 ha dừa. Số lượng lớn đều tập trung tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, như tỉnh Bến Tre, sản phẩm dừa, đã được xuất khẩu tới gần 100 quốc gia và khu vực, trong đó có thị trường châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông, đồng thời dừa chiếm tới hơn 42,5% doanh thu xuất khẩu của tỉnh.

“Năm ngoái, dừa cũng lần đầu tiên được nhận định là cây kinh tế chủ lực và xuất khẩu chạm mốc 1 tỷ USD. Với nguồn cung dồi dào, khi dừa Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp mặt hàng này có cơ hội vượt mốc 1 tỷ USD, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy sản xuất dừa trong nước chuyên nghiệp, quy chuẩn hơn”, bà Mỹ cho hay.

Bà Đoàn Thùy Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vĩnh Khang, cho hay doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc từ năm 2022. Từ khi ký Nghị định thư, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh.

Trong năm, Việt Nam có nhiều vụ thu hoạch sầu riêng. "Mỗi một vụ, doanh nghiệp xuất khẩu hơn 60 container, mỗi công hàng khoảng 18 tấn sầu riêng tươi", bà Giang cho biết.

Theo nhận định của bà Giang, giá sầu riêng của Việt Nam cạnh tranh hơn Thái Lan nên hấp dẫn các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô về Việt Nam mua hàng.

Chờ đón cơ hội từ sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Trung Quốc, bà Giang khẳng định doanh nghiệp đã sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện để có thể được tham gia xuất khẩu sản phẩm này. Với kỹ thuật rải vụ, tính chất mùa vụ phân bố ở các vùng, Việt Nam gần như quanh năm có sầu riêng.

Chuyển đổi số giúp đưa thị trường về tận ao cá, vườn cây, thửa ruộng Chuyển đổi số giúp đưa thị trường về tận ao cá, vườn cây, thửa ruộng
Đẩy mạnh quảng bá thực phẩm, nông sản hữu cơ Việt Nam tại Australia Đẩy mạnh quảng bá thực phẩm, nông sản hữu cơ Việt Nam tại Australia
Chuyên gia tiết lộ 4 nguyên nhân khiến giá cà phê bật tăng Chuyên gia tiết lộ 4 nguyên nhân khiến giá cà phê bật tăng
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động