Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng từng niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài ở mức dẫn đầu thị trường, từ 6-6,2%/năm, khoảng hai tuần gần đây, đã liên tiếp giảm lãi suất huy động.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng có ảnh hưởng đến lãi suất cho vay? Từ đầu tháng 7 đến nay, có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động Agribank đồng hành tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cung ứng vốn nền kinh tế
Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa giảm lãi suất huy động các kỳ hạn 24-36 tháng.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa giảm lãi suất huy động các kỳ hạn 24-36 tháng, với mức giảm 0,2%/năm, kể từ ngày 16/8.

Đáng chú ý, mức lãi suất huy động cao nhất lên đến 6%/năm được OCB duy trì suốt hai tháng qua đối với tiền gửi kỳ hạn 36 tháng nay giảm về 5,8%/năm.

Trước OCB, một số ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động xuống mức bằng hoặc thấp hơn 6%/năm.

Có thể kể đến Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) khi đã giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng từ mức cao nhất thị trường 6,2%/năm xuống 6%/năm kể từ ngày 31/7.

Hay gần đây hơn, ngày 15/8, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) cũng giảm từ 0,1-0,2%/năm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1-36 tháng. Trong đó, đáng chú ý, mức lãi suất huy động kỳ hạn 18-36 tháng áp dụng cho tài khoản tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên giảm từ 6,05% xuống còn 5,95%/năm.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng bất ngờ giảm lãi suất 0,25%/năm từ ngày 7/8 đối với tất cả kỳ hạn huy động. Việc điều chỉnh này khiến SeABank đánh mất ngôi vị quán quân về lãi suất huy động cao nhất thị trường.

Cụ thể, mức lãi suất 6,2%/năm được SeABank trả cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 15-36 tháng với số tiền từ 10 tỷ đồng trở lên nay giảm xuống còn 5,95%/năm.

4 ngân hàng giảm lãi suất huy động là Bac A Bank, SeABank, ABBank và OCB đều có điểm chung là đều đã từng niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài ở mức dẫn đầu thị trường, từ 6-6,2%/năm.

Diễn biến lãi suất huy động 5 năm gần đây theo tổng hợp của CTCK BVSC.
Diễn biến lãi suất huy động 5 năm gần đây theo tổng hợp của CTCK BVSC.

Ở chiều ngược lại, tính đến ngày 17/8, thị trường ghi nhận có 12 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm bao gồm: Eximbank, ACB, Agribank, Sacombank, Saigonbank, VietBank, TPBank, CBBank, VIB, Dong A Bank, VPBank, Techcombank.

Các ngân hàng niêm yết tăng trung bình 0,3 - 0,3 điểm % tại các kỳ hạn, đặc biệt tại kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng; có ngân hàng tăng đến 0,8 điểm %, đơn cử như Sacombank.

Lãi suất tháng 8 ghi nhận một ngân hàng lớn trong nhóm Big4 tăng lãi suất là Agribank. Theo ghi nhận, lãi suất Agribank tăng 0,1 - 0,2 điểm % tại các kỳ hạn; hiện dao động trong ngưỡng 1,7 - 4,8%/năm.

“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi “Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi
Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
SHB cộng thêm lãi suất lên đến 1%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm online SHB cộng thêm lãi suất lên đến 1%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm online
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, dẫn đầu ASEAN về số lượng doanh nghiệp, và xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động