Từ đầu tháng 7 đến nay, có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Từ đầu tháng 7 đến nay đã có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động. Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm kéo dài từ tháng 5 qua những ngày tháng 7 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động để giữ chân nguồn tiền? Lãi suất thấp nhất trong 10 năm, vì sao cho vay mua nhà chưa "thoát ế"? Lãi suất huy động tiếp tục tăng có ảnh hưởng đến lãi suất cho vay?
Từ đầu tháng 7 đến nay đã có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động.
Từ đầu tháng 7 đến nay đã có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa tăng lãi suất huy động, với mức tăng cao nhất lên đến 0,7%/năm kể từ hôm nay. Đây là lần đầu tiên sau 2 tháng Sacombank tăng lãi suất huy động.

Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1 tháng tăng 0,3%/năm lên 3%/năm, 2 tháng tăng 0,2%/năm lên 3,1%/năm, trong khi kỳ hạn 3 tháng tăng nhẹ 0,1%/năm lên 3,3%/năm.

Lãi suất kỳ hạn 4 và 5 tháng lần lượt là 3,4% và 3,5%/năm sau khi tăng 0,6% và 0,7%/năm. Tuy nhiên, lãi suất kỳ hạn 6 tháng chỉ tăng nhẹ 0,1%/năm lên 4,1%/năm. Mức tăng 0,4%/năm áp dụng cho kỳ hạn 7-8 tháng, lãi suất mới nhất là 4,2%/năm.

Lãi suất kỳ hạn 9-11 tháng niêm yết 4,3%/năm sau khi tăng 0,2%/năm đối với kỳ hạn 9 tháng và tăng 0,4%/năm đối với hai kỳ hạn còn lại. Kỳ hạn 13 tháng tăng 0,2% lên 4,9%/năm.

Mặc dù biên độ tăng khá mạnh, nhưng nhìn chung Sacombank vẫn đang là ngân hàng trả lãi suất huy động thấp so với mặt bằng chung.

Sacombank giữ nguyên lãi suất huy động các kỳ hạn còn lại gồm 12 tháng 4,9%/năm, 15 tháng 5%/năm, 18 tháng 5,1%/năm, 24 tháng 5,2%/năm, và 36 tháng 5,4%/năm.

Sacombank là ngân hàng duy nhất điều chỉnh lãi suất trong ngày hôm nay.

Như vậy, từ đầu tháng 7 đến nay đã có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động. Các ngân hàng đã tăng lãi suất gồm: NCB, Eximbank, SeABank, VIB, BaoViet Bank, Saigonbank, VietBank, MB, BVBank, KienLong Bank, VPBank, PVCombank, PGBank, và Sacombank. Trong đó, VietBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất lần thứ hai kể từ đầu tháng.

Lãi suất tiết kiệm tăng sẽ tác động đến lãi suất cho vay

Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu

Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định: Tăng trưởng tín dụng gần đây khởi sắc trở lại, các ngân hàng cho vay nhiều hơn nên cần nguồn tiền. Thêm vào đó, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất thấp nên các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng đã hút một lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường. Do đó, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng gửi tiết kiệm. Một lý do khác là nền kinh tế hiện khởi sắc nên các ngân hàng cũng cần chuẩn bị nguồn vốn cho thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào thời điểm cuối năm. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất vừa qua tăng phản ánh thanh khoản thắt chặt hơn trong hệ thống, sau khi NHNN chủ động rút bớt cung tiền nhằm hạn chế biến động trên thị trường ngoại tệ. Trong khi đó, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn liên ngân hàng đảm bảo thanh khoản. Để giảm bớt rủi ro, một vài ngân hàng gần như đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm nhằm huy động nguồn tiền dự phòng cho hiện tại và tương lai.

Ở một góc độ khác, TS Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng lãi suất tiết kiệm hiện nay tăng đến từ áp lực tỷ giá USD. Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất nên dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ trì hoãn kế hoạch giảm lãi suất. Việc USD tăng gây bất lợi cho tỷ giá VNĐ, để giảm áp lực lên tỷ giá thì cần phải tăng lãi suất.

"Lãi suất tăng để các doanh nghiệp không nắm giữ ngoại tệ mà bán ngoại tệ cho các ngân hàng, lượng tiền nhàn rỗi trong dân không chuyển kênh đầu cơ sang ngoại tệ chứ lãi suất tăng không đến từ tăng trưởng tín dụng", ông Chí nhận định.

Dù vậy, theo ông Lê Đạt Chí, lãi suất huy động tăng gần đây chưa tác động đến lãi suất cho vay vì danh mục cho vay sẽ được cơ cấu lại rủi ro. Các ngân hàng có thể giảm biên lãi ròng (NIM), cũng có thể giảm chi phí vận hành, có thể dựa vào lượng tín dụng chứ không phải cứ tăng tiết kiệm là tăng lãi suất cho vay.

"Lãi suất tiết kiệm tăng đến đâu tùy thuộc vào hành động của NHNN. Mỗi một hành động của nhà điều hành sẽ dẫn đến những dự báo khác nhau. Vừa qua, Chính phủ yêu cầu NHNN giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%/năm nên để làm được điều này NHNN thực hiện bán USD, còn không nên chấp nhận giá USD tăng và không gây ra kỳ vọng lạm phát", ông Chí nói.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng lãi suất tiết kiệm tăng lên tất nhiên sẽ tác động đến lãi suất cho vay đi lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện mới khởi sắc trở lại nên lãi suất cho vay khó có thể điều chỉnh trong thời điểm này. Bởi lãi suất cho vay thấp và ổn định mới có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào giai đoạn cuối năm. Để đạt được mục tiêu giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%/năm, NHNN sẽ thực hiện hỗ trợ các NH, đẩy một lượng tiền lớn trên thị trường nhằm giữ mặt bằng lãi suất thấp. Nếu làm điều này thì cần lưu ý tác động đến lạm phát.

Thống đốc NHNN lý giải nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chậm Thống đốc NHNN lý giải nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chậm
Lãi suất tăng trở lại, người dân Lãi suất tăng trở lại, người dân "thích" gửi tiền vào ngân hàng
SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ưu đãi thuế cho báo chí: Gỡ “nút thắt” tài chính, tạo động lực phát triển

Ưu đãi thuế cho báo chí: Gỡ “nút thắt” tài chính, tạo động lực phát triển

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí, bao gồm cả quảng cáo. Đây được xem là một động thái tích cực, tạo thêm nguồn lực để báo chí thực hiện sứ mệnh truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn tài chính hiện nay.
Hóa đơn điện tử, thanh toán qua tài khoản, minh bạch thị trường vàng

Hóa đơn điện tử, thanh toán qua tài khoản, minh bạch thị trường vàng

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng là việc quản lý hoạt động giao dịch vàng miếng thông qua các quy định mới về minh bạch hóa, đặc biệt là bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử và thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Hóa đơn điện tử – bước đệm xây thương hiệu cho hộ kinh doanh thời số hóa

Hóa đơn điện tử – bước đệm xây thương hiệu cho hộ kinh doanh thời số hóa

Từ ngày 1/6/2025, quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng mỗi năm đã chính thức có hiệu lực. Đây là bước đi nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời mở ra cơ hội giúp hộ kinh doanh chuyên nghiệp hóa và xây dựng thương hiệu trong thời đại số. Tuy nhiên, để thích nghi, họ cần vượt qua nhiều rào cản cả về kỹ năng số lẫn tư duy kinh doanh.
Cởi trói nguyên liệu, chắp cánh ngành vàng trang sức Việt Nam

Cởi trói nguyên liệu, chắp cánh ngành vàng trang sức Việt Nam

Với những chính sách đang được hình thành, ngành vàng trang sức Việt Nam kỳ vọng sẽ bước vào một chu kỳ phát triển mới. Nếu được triển khai hiệu quả, các quy định mới sẽ không chỉ giải quyết bài toán nguyên liệu cho hơn 6.000 doanh nghiệp hiện nay, mà còn mở ra tương lai bền vững cho một ngành công nghiệp tiềm năng, giàu giá trị gia tăng và đủ sức định vị thương hiệu quốc gia trên bản đồ thế giới.
Đăng ký hóa đơn điện tử từ máy tính tiền tăng 217%,

Đăng ký hóa đơn điện tử từ máy tính tiền tăng 217%,

Theo thông tin từ Cục Thuế, trong 5 tháng đầu năm 2025, có 109.305 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền; lũy kế đến hết 31/5/2025, có 202.319 cơ sở đăng ký với tổng số hơn 2,3 tỷ hóa đơn đã khởi tạo thành công.
HDBank – BIDV: Dẫn vốn quốc tế đến nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp xanh và bền vững

HDBank – BIDV: Dẫn vốn quốc tế đến nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp xanh và bền vững

Mới đây, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Xóa bỏ thuế khoán: “Bước đệm thể chế” đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Xóa bỏ thuế khoán: “Bước đệm thể chế” đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chấm dứt cơ chế thuế khoán từ năm 2026 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật thuế mà còn là cải cách tư duy quản lý, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng. Song để chính sách đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, cần có giai đoạn chuyển tiếp hợp lý và sự hỗ trợ linh hoạt để hộ kinh doanh “lớn lên” mà không bị ngợp trong thủ tục và chi phí tuân thủ.
Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín quốc gia. Trong cuộc chiến đầy cam go này, không ai là người đứng ngoài cuộc – từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp đến từng người dân.
Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Ngày 11/6, Bộ Công Thương ban hành Thông tư mới hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Quy định lần này tập trung vào việc chuẩn hóa hồ sơ, quy trình cấp phép và xác lập cơ sở điều hành giá bán lẻ, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không lấy tiền ngân sách để cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không lấy tiền ngân sách để cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định khoản cho vay đặc biệt với lãi suất 0% không sử dụng ngân sách nhà nước mà được lấy từ nguồn phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước. Đây là công cụ đặc biệt nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt, ổn định hệ thống tài chính và đảm bảo an ninh xã hội, không phải là một hình thức ưu đãi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động