Lãi suất tăng trở lại, người dân "thích" gửi tiền vào ngân hàng
Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 11/2023? Các tổ chức tín dụng phải công khai lãi suất cho vay trước ngày 1/4 Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm |
Lãi suất tăng trở lại, người dân "thích" gửi tiền vào ngân hàng. |
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 2, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt kỷ lục gần 6,64 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với đầu năm.
Như vậy, sau khi sụt giảm vào tháng đầu năm, tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng đã quay lại đà tăng.
Trong khi tiền người dân gửi ngân hàng tăng cao thì tiền gửi của khối tổ chức, doanh nghiệp lại giảm mạnh. Nhóm này gửi 6,52 triệu tỷ đồng tại hệ thống ngân hàng, giảm 4,66% so với đầu năm. Đà giảm của khối doanh nghiệp kéo tổng tiền gửi chảy vào hệ thống tính đến tháng 2 giảm nhẹ, từ hơn 13,17 triệu tỷ vào cuối tháng 1 xuống còn 13,16 triệu tỷ.
Trước đó, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng cuối tháng 1 đạt hơn 13,17 triệu tỷ đồng, giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
Tiền gửi quay lại hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn còn thấp dù các nhà băng bắt đầu điều chỉnh tăng trở lại.
Năm nay, tốc độ huy động của các ngân hàng chậm lại đáng kể. Theo báo cáo tài chính, tính đến hết quý I, nhiều nhà băng có tốc độ tăng số dư tiền gửi khách hàng cao nhất trong quý I/2023 đạt 8-19%, nhưng năm nay chỉ tăng dưới 5%. Số lượng ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi giảm trong ba tháng đầu năm cũng tăng mạnh.
Gần đây, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm, nhưng mặt bằng vẫn thấp quanh 5% một năm.
Ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam nhìn nhận động thái tăng lãi suất, ngoài theo xu hướng của các thị trường quốc tế, còn nhằm mục tiêu cân bằng so với lợi suất của các kênh đầu tư khác trên thị trường như vàng, chứng khoán... Bên cạnh đó, ông dự báo lãi suất tiền gửi tăng 0,5-1% trên các kỳ hạn khác nhau từ nửa cuối năm nay, khi tín dụng phục hồi.
Thông tin cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước về Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD. Ảnh chụp màn hình. |
Theo số liệu tổng hợp báo cáo tài chính quý I/2024 cho thấy, 3 ngân hàng hút tiền gửi mạnh nhất là các ngân hàng trong nhóm Big4.
BIDV là ngân hàng dẫn đầu với tổng số tiền gửi trong quý I với con số hơn 1,7 triệu tỉ đồng, tăng 1,8% so với thời điểm cuối năm 2023.
Tiếp theo là VietinBank với mức số dư tiền gửi đạt hơn 1,4 triệu tỉ đồng, tăng 1,2%. Còn Vietcombank xếp vị trí thứ 3 với tổng tiền gửi khách hàng quý I là 1,3 triệu tỉ đồng, giảm 3,4% so với cuối năm 2023.
Ở nhóm các ngân hàng cổ phần, MB tiếp tục dẫn đầu với 558.826 tỉ đồng tiền gửi, giảm 1,5% và đứng thứ 4 toàn ngành.
Tiếp sau là Sacombank với số tổng tiền gửi đạt 533.358 tỉ đồng, tăng 4,4%.
Các ngân hàng ở vị trí sau là ACB (492.804 tỉ đồng, tăng 2,1%); Techcombank (458.040 tỉ đồng, tăng 0,8%), VPBank (455.817 tỉ đồng, tăng 3%) SHB (444.297 tỉ đồng, giảm 0,7%), HDBank (378.789 tỉ đồng, tăng 2,2%). Các ngân hàng này đều nằm trong top 10.