Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động để giữ chân nguồn tiền?

Sau thời gian dài giảm xuống đáy, hàng loạt ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nhiều người băn khoăn không biết có nên gửi tiền vào ngân hàng lúc này không hay đầu tư kênh khác?
Ngân hàng BIDV: Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC VPBank T2P – Biến điện thoại thông minh thành máy POS BIDV lần thứ 7 được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam”

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Theo khảo sát, tính riêng từ đầu tháng 6 đến nay đã có 23 ngân hàng tăng lãi suất huy động. Sau các đợt điều chỉnh, mặt bằng lãi suất huy động tăng đáng kể, với mức lãi suất cao nhất trên 6%/năm ở kỳ hạn dài.

Hôm nay (8/7/2024), lãi suất huy động tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) chính thức tăng với mức tăng từ 0,1% - 0,2%/năm các kỳ hạn tiền gửi từ 1 – 15 tháng. Theo Biểu lãi suất huy động trực tuyến mới nhất do BaoViet Bank công bố, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 – 5 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,1%/năm. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 3,1%/năm, kỳ hạn 2 tháng 3,5%/năm, kỳ hạn 3 tháng 3,9%/năm, kỳ hạn 4 tháng 3,95%/năm, và kỳ hạn 5 tháng là 4%/năm.

BaoViet Bank tăng thêm 0,2%/năm đối với lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 – 11 tháng. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng do đó đã chính thức vượt ngưỡng 5% để tăng lên 5,1%/năm, kỳ hạn 7 – 8 tháng cũng đã tăng lên 5,15%/năm, và các kỳ hạn tiền gửi từ 9 – 11 tháng có lãi suất mới là 5,2%/năm.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 12 – 13 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,1%/năm, lần lượt đạt 5,6% – 5,7%/năm. Trong khi đó lãi suất ngân hàng các kỳ hạn 18 – 36 tháng được giữ nguyên tại mức 5,9%/năm. Đây cũng là lãi suất huy động cao nhất tại BaoViet Bank và là mức lãi suất dẫn đầu thị trường hiện nay.

Cùng tăng lãi suất huy động trong sáng nay còn có Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank). Đây là lần đầu tiên ngân hàng này điều chỉnh lãi suất kể từ ngày 19/3/2024.

Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến mới nhất của Saigonbank, lãi suất kỳ hạn 1 – 2 tháng tăng 0,2%/năm lần lượt đạt 2,5% - 2,6%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng 0,3%/năm lên 2,8%/năm; kỳ hạn 4 – 5 tháng tăng 0,2%/năm lên 2,9% - 3%/năm.

Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 – 13 tháng được Saigonbank đồng loạt tăng thêm 0,3%/năm. Mức lãi suất mới nhất các kỳ hạn này như sau: Kỳ hạn 6 – 8 tháng 4,2%/năm, kỳ hạn 9 tháng 4,4%/năm, kỳ hạn 10 tháng 4,5%/năm, kỳ hạn 11 tháng 4,6%/năm, kỳ hạn 12 tháng 5,3%/năm, và kỳ hạn 13 tháng 5,5%/năm.

Lãi suất huy động các kỳ hạn 18 – 24 – 36 tháng được giữ nguyên lần lượt tại mức 5,6% - 5,7% - 5,8%/năm.

Riêng tính từ đầu tháng 7 đã có 6 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động gồm NCB, Eximbank, SeABank, VIB, BaoViet Bank, và Saigonbank. Ngược lại, VIB cũng là ngân hàng duy nhất giảm lãi suất từ đầu tháng 7.

Đặc biệt, lãi suất tiết kiệm tăng mạnh nhất là ABBank với 1,6% ở kỳ hạn 24-36 tháng, lên mức 5,5%/năm; tăng 0,6% kỳ hạn 3 tháng lên 3,4%/năm; tăng 0,5% kỳ hạn 9 tháng lên 4,2%/năm. Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 6%/năm kỳ hạn 12 tháng đối với hình thức gửi online. GPBank ở vị trí thứ hai sau khi tăng lãi suất, niêm yết mức lãi 5,75%/năm. Bac A Bank cũng hiện trả lãi 5,7%/năm,

Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng MSB tăng 0,9% ở kỳ hạn 12-36 tháng tại quầy lên mức 5,1%/năm. Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 5,4%/năm kỳ hạn 12-36 tháng online. Hay Oceanbank tăng 0,8-0,9% kỳ hạn 6-9 tháng lên 4,8-4,9%/năm. Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 6,1%/năm kỳ hạn 24-36 tháng cả tại quầy và online.

Ngoài ra, một số nhà băng có mức tăng lãi huy động thấp hơn như OCB tăng 0,7% kỳ hạn 1-3 tháng lên 3,6-3,8%/năm. Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 6,0%/năm kỳ hạn 36 tháng cả tại quầy và online. BaoVietBank tăng 0,6% kỳ hạn 6-12 tháng tại quầy lên 4,8-5,3%/năm. Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 5,9%/năm kỳ hạn 24-36 tháng online. Các ngân hàng còn lại tăng từ 0,1-0,5% các kỳ hạn từ 1-60 tháng, cả tại quầy và online.

Tại nhóm Big 4 (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank), duy nhất có ngân hàng Vietinbank điều chỉnh tăng lãi suất. Còn ở Agribank, BIDV, Vietcombank, biểu lãi suất vẫn chưa được điều chỉnh trong hơn 2 tháng qua.

Cụ thể, tại VietinBank, khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm trực tuyến sẽ được cộng thêm lãi suất 0,3-0,4%/năm so với niêm yết khi gửi tiền tiết kiệm tại các kỳ hạn từ 1-11 tháng. Với chính sách trên, lãi suất huy động cao nhất tại VietinBank có thể lên đến 5,2%/năm nếu khách hàng gửi tiền kỳ hạn từ 24-36 tháng.

Trong tháng 6, có ngân hàng thậm chí tăng lãi suất tới 3 lần. Như Eximbank vừa tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nâng lãi suất kỳ hạn 6-9 tháng lên 4,5%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Trước đó, ngân hàng cũng đã có 2 lần tăng lãi suất vào các ngày 7 và 14/6. Lãi suất tiết kiệm đang được áp dụng tại ngân hàng này dao động từ 3,5/năm đến 5,2%/năm.

Hay TPBank cũng đã có 2 lần tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 6, mức tăng từ 0,2/năm đến 0,4%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất tại đây cao nhất là 5,7%/năm, cho kỳ hạn từ 24 tháng.

Tăng lãi suất để giữ chân dòng tiền

Động thái điều chỉnh lãi suất tiết kiệm của các nhà băng, theo chuyên gia, nhằm cân bằng lại với lợi suất sinh lời của các kênh đầu tư khác, đặc biệt là sự áp đảo của vàng thời gian qua. Tính toán từ đầu năm, kim loại quý ghi nhận tỷ suất sinh lời trên 22%, trong khi tiền gửi tiết kiệm (kỳ hạn 12 tháng) chỉ khoảng 1,5%.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. HCM nhận định: Lãi suất tăng sẽ giúp giảm áp lực tỷ giá, song theo chu kỳ mùa vụ, áp lực tỷ giá sẽ còn quay trở lại từ cuối quý III và quý IV hằng năm. Nếu duy trì mức lãi suất quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá và ổn định vĩ mô. Do đó, việc tăng lãi suất này chắc chắn sẽ là xu hướng dài hạn.

Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trở lại, người dân băn khoăn có nên gửi tiết kiệm lúc này không?

Còn các chuyên gia của chứng khoán MB (MBS) cho rằng, cầu tín dụng sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên mạnh hơn từ giữa năm 2024 khi sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm. Nhóm phân tích dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể nhích thêm 0,5 - 0,7%, quay về mức 5,1 - 5,3% trong nửa sau năm 2024. "Tuy nhiên chúng tôi cho rằng lãi suất đầu ra sẽ vẫn duy trì ở mặt bằng hiện tại trong bối cảnh các cơ quan quản lý và ngân hàng thương mại nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn", MBS nhận định.

Ông Phạm Duy Hiếu, Tổng giám đốc ABBANK - Ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm tăng cao nhất gần đây, giải thích: Việc tăng lãi suất tiết kiệm lần này chủ yếu giữ chân nguồn vốn huy động đang có. Thời gian qua, khi mặt bằng lãi suất huy động xuống thấp, người gửi tiền có xu hướng chuyển dịch dòng tiền qua các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản. Vì thế, để khách hàng yên tâm, ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm để giữ chân họ. Ông Hiếu thông tin, hiện một số người đã mạnh tay đầu tư nhà đất nên việc cho vay cá nhân cũng khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, chỉ khi nào phân khúc thấp như nhà ở xã hội tăng lên thì thị trường giao dịch mới có thể sôi động trở lại, từ đó tín dụng bất động sản cũng tăng tốt hơn. "Lãi suất huy động tăng nhưng các nhà băng đang cố gắng giữ mức lãi suất cho vay ổn định. Chính vì thế mà lợi nhuận ngân hàng cũng sẽ thu hẹp lại", ông Hiếu chia sẻ.

Chuyên gia kinh tế - tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận xét: Nguyên nhân khiến lãi suất tiết kiệm tăng trong những ngày gần đây đến từ việc khách hàng không hài lòng với các mức lãi suất tiết kiệm. Quan trọng hơn, lãi suất tiết kiệm giảm trong khi những kênh đầu tư như vàng đang trở nên hấp dẫn hơn, nên nhiều người nhấp nhổm, muốn chuyển vốn sang các kênh hiệu quả hơn. Vì thế, để giữ chân khách hàng, các ngân hàng buộc phải nâng lãi suất. Một lý do nữa là tín dụng tại một số ngân hàng được khơi thông trở lại. Nếu như tăng trưởng tín dụng từ trước tháng 5 khá chậm thì trong vòng 2 tháng trở lại đây đã khả quan hơn, các ngân hàng cho vay nhiều hơn; do đó họ phải huy động vốn nhiều hơn để cho vay.

"Khi lãi suất huy động tăng thì khả năng lãi suất cho vay cũng sẽ tăng trong 2 - 3 tháng tới. Nhất là những tháng cuối năm, tín dụng tăng nên nhu cầu vốn của các nhà băng cũng tăng lên. Do đó lãi suất huy động và cho vay khả năng sẽ tăng lên vào thời điểm cuối năm", ông Nguyễn Trí Hiếu dự báo.

Ngân hàng Nhà nước hút về 25.000 tỉ đồng, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng Ngân hàng Nhà nước hút về 25.000 tỉ đồng, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng
SHB chính thức nâng vốn điều lệ lên 36.629 tỷ đồng SHB chính thức nâng vốn điều lệ lên 36.629 tỷ đồng
SeABank được vinh danh giải thưởng quốc tế Ngân hàng Quản trị rủi ro xuất sắc và Ngân hàng sáng tạo xuất sắc SeABank được vinh danh giải thưởng quốc tế Ngân hàng Quản trị rủi ro xuất sắc và Ngân hàng sáng tạo xuất sắc
Quỳnh Đinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 54,5%

9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 54,5%

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2024 đạt 189,6 triệu USD, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm trước.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%

Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%

Thông tin được nêu ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 7/10.
5 cổ phiếu nào bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, kiểm soát?

5 cổ phiếu nào bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, kiểm soát?

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tiếp ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với loạt cổ phiếu DAG, SJF, PSH, PMG, KPF.
Xuất khẩu cao su trong tháng 9 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu cao su trong tháng 9 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu cao su tháng 9 tăng 29,2% về lượng và tăng mạnh 68,4% về giá trị. Giá bình quân xuất khẩu cao su đạt mức 1.697 USD/tấn, tăng 30% so với tháng 9 năm trước.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn

9 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng xuất khẩu gạo đã vượt 7 triệu tấn, với mức tăng 9,2%. Giá xuất khẩu gạo bình quân cũng ghi nhận ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1%.
Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu.
Hàng trăm nghìn tấn "báu vật" của Campuchia tiếp tục đổ về Việt Nam

Hàng trăm nghìn tấn "báu vật" của Campuchia tiếp tục đổ về Việt Nam

Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu điều từ thị trường Campuchia trong 8 tháng năm 2024, đạt 797.000 tấn, tăng 32% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ.
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn đã tăng lên trên 4%/năm.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng

Trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7 triệu tấn với trị giá 4,37 tỷ USD. Song nước ta đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động