Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?

Sau 23 tháng xuất siêu liên tục, Việt Nam đã nhập siêu trở lại vào tháng 5/2024 với 1 tỉ USD. Mặc dù, nhập siêu sẽ tăng thêm áp lực tỷ giá nhưng khi phân tích kỹ lưỡng từng số liệu, đây lại có thể là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập siêu gần 18 tỷ USD Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng Ngành than nhập siêu 6,7 tỷ USD trong năm 2022
Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?
Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?

Nhập siêu quay lại sau 23 tháng

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng tốc nhanh hơn, đến 29,9% so với cùng kỳ, ước đạt 33,81 tỷ USD.

Kết quả, Việt Nam lần đầu có tháng nhập siêu sau gần 2 năm. Lần gần nhất cán cân thương mại hàng hóa ghi nhận nhập siêu là tháng 5/2022, ở mức 2,02 tỷ USD.

Đi vào chi tiết, số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ gia công, sản xuất đạt giá trị tăng cao, như điện thoại và linh kiện tăng 55%; sắt thép tăng 50%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 39%; xăng dầu tăng 34,6%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 33,7%...

Nhìn vào các mặt hàng nhập siêu có thể thấy, đa phần là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, đồng nghĩa với việc kinh tế đang phục hồi, đơn hàng đã tăng trở lại. Điều này cũng khá tương đồng với khảo sát Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) VN do S&P Global vừa công bố hôm 3.6. Chỉ số này cũng ghi nhận sản xuất của VN tiếp tục tăng trưởng trong tháng 5. Trong đó, hoạt động mua sắm đầu vào tăng tháng thứ 2 liên tiếp.

"Số lượng đơn đặt hàng mới lại tăng mạnh trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng nhu cầu đang được duy trì, thúc đẩy sự tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ hơn trong tháng 5", Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đánh giá.

Mặc dù cán cân thương mại hàng hóa tháng 5 nhập siêu, nhưng tính chung 5 tháng đầu năm, thì cán cân thương mại hàng hóa vẫn giữ xu hướng xuất siêu. Theo đó, xuất khẩu tăng 15,2%, nhập khẩu tăng 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng xuất siêu hơn 8 tỉ USD, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (xuất siêu 10,2 tỉ USD).

Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu quay lại là điều đáng quan tâm, nhưng có thể là dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế trong nước, do nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng mạnh.

"Đây là chỉ báo cho thấy sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi tích cực hơn trong thời gian tới", Tổng cục Thống kê nhận định.

Nên mừng hơn lo

Đơn hàng dệt may tăng mạnh trong tháng 5.
Đơn hàng dệt may tăng mạnh trong tháng 5.

Báo cáo vĩ mô mới cập nhật của Chứng khoán ACB (ACBS) vừa công bố cũng cũng đưa ra nhận định cho rằng nhập siêu nên mừng hơn lo. “Việt Nam ghi nhận tháng nhập siêu đầu tiên trong gần 2 năm qua với nhập siêu riêng tháng 5/2024 đạt 1 tỷ USD. Nhìn sơ qua, có vẻ đây là tin buồn vì tăng thêm áp lực tỷ giá. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ lưỡng từng số liệu, đây lại có thể là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế”, báo cáo nêu rõ.

Cũng theo báo cáo này, nhập khẩu tăng mạnh do nhu cầu nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, đặc biệt là hàng điện tử, điện máy và dệt may. Do đó, việc nhập khẩu hiện tại có thể là bước đi trước của xuất khẩu ở các lĩnh vực chủ lực này. Tăng trưởng nhập khẩu chậm trong năm 2023 cũng kìm hãm đà hồi phục của xuất khẩu.

Nhìn lại bức tranh thương mại xuất nhập khẩu năm 2023, báo cáo nêu rõ, mặc dù thặng dư thương mại có thể giúp giảm áp lực lên tỷ giá trong năm 2023 nhưng đổi lại nền kinh tế cũng ảm đạm trong năm 2023. Vì vậy, nhập siêu ở thời điểm này tuy tạo áp lực tỷ giá trong ngắn hạn nhưng lại mở ra tín hiệu tích cực hơn cho giai đoạn hồi phục các lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo trong thời gian tới.

Chi tiết hơn, số liệu nhập khẩu bật tăng rõ nét bắt đầu từ đầu tháng 4, sau một chuỗi tăng trưởng ảm đạm. Các mặt hàng nhập khẩu tập trung vào các nguyên liệu then chốt cho sản xuất, ví dụ: Linh kiện điện tử, máy tính, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dệt may, sắt thép. Trong đó, nhập khẩu linh kiện điện tử máy tính, máy móc thiết bị tăng từ 20 - 50% trong riêng tháng 5/2024, dự kiến sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy từ 20 - 30% xuất khẩu trong nửa cuối năm 2024.

Tăng trưởng mạnh của nguyên vật liệu dệt may (tăng 33% trong tháng 5/2024 và hơn 20% trong 5 tháng đầu năm) báo hiệu đơn hàng dệt may sẽ tăng tốt trong nửa cuối năm 2024. Nhập khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép cũng tăng mạnh trong tháng 4 và tháng 5/2024 (lần lượt tăng 16% và 47%), trong đó hơn 60% là đến từ Trung Quốc. Đây có thể coi là động thái tích trữ hàng giá rẻ để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên, đồng thời đối phó với rủi ro về chính sách thuế.

Bổ sung cho đánh giá sản xuất tăng, theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC, phụ trách điện của 21 tỉnh thành phía nam), trong tháng 5, điện thương phẩm thuộc nhóm khách hàng công nghiệp xây dựng (sản xuất) tăng cao gần 18%, lên 720 triệu kWh so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi điện sinh hoạt tháng 5 chỉ tăng 2,64% so cùng kỳ. Tính lũy kế 5 tháng, điện sản xuất cũng tăng gần 12,8% so cùng kỳ.

Đại diện EVNSPC cho biết, tiêu thụ điện sinh hoạt trong tháng 5 đã "hạ nhiệt" đáng kể, song khối khách hàng dùng điện trong sản xuất tăng rất mạnh. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất, phục hồi kinh tế có nhiều tín hiệu tích cực.

"Trong tháng 5, các tỉnh có tỷ trọng cao về công nghiệp, xây dựng có dấu hiệu hồi phục sản xuất mạnh mẽ như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai... Trong bối cảnh đó, EVNSPC và các đơn vị vẫn đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân", đại diện EVNSPC thông tin.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, có ý kiến tương đồng: "Nhập siêu tăng trở lại trong tháng 5, theo tôi là điều đáng mừng, chưa có gì phải lo. Bởi đa số cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tăng đều phục vụ sản xuất, công nghiệp. Diễn biến này cho thấy các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế tiếp tục phục hồi vững chắc, cũng như đơn hàng nước ngoài đang được nối trở lại, quan trọng hơn là xu thế tăng trưởng khá bền vững".

Về phần mình, chuyên gia kinh tế tài chính - PGS-TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý nhập siêu xuất hiện trong 1 tháng "chưa đáng lo ngại", bởi tính chung 5 tháng, xuất siêu vẫn đạt hơn 8 tỉ USD. TS Thịnh phân tích: Các tín hiệu cho thấy sự phục hồi đơn hàng của DN tương đối tốt. Dự báo trong tháng tới, nhập siêu có thể tiếp tục tăng do đà tăng nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu của DN. Từ tháng 4, chênh lệch tỷ giá USD so với tiền đồng VN có lúc gần 5% khiến nhiều lo ngại cho DN xuất nhập khẩu. Theo đó, lợi nhuận của DN xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng giảm, DN nhập khẩu lại bị áp lực chi phí sản xuất, đầu tư tăng cao hơn dự toán.

"Quan trọng nhất là lạm phát đang ở mức khá cao. Tuy tháng 5 chỉ tăng 0,05% so với tháng 4, song tính chung 5 tháng, lạm phát lên đến 4,04%. Thế nên, việc điều hành kéo mức chênh lệch tỷ giá xuống để kiềm lạm phát ở mức từ 3,8 - 4,2% là tốt. Nếu nhập khẩu tăng liên tục trong những tháng tới, tỷ giá hối đoái tăng, chi phí du lịch, đi lại những tháng hè tăng, lương tăng từ ngày 1.7, rồi chi phí giáo dục tăng từ tháng 9, giá điện có thể tăng trong thời gian tới..., việc kiềm chế lạm phát sẽ là thách thức lớn", PGS-TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Nửa đầu tháng 2/2022, Việt Nam nhập siêu 3,9 tỷ USD Nửa đầu tháng 2/2022, Việt Nam nhập siêu 3,9 tỷ USD
Việt Nam nhập siêu 2,34 tỷ USD trong tháng 2/2022 Việt Nam nhập siêu 2,34 tỷ USD trong tháng 2/2022
Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5 Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Khi vàng lặng sóng và nguồn cung bị siết chặt, chứng khoán dù hấp dẫn nhưng không dễ "rót tiền", bất động sản vẫn khó khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi chọn kênh đầu tư.
“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo biểu lãi suất huy động tiền gửi mới áp dụng từ hôm nay (14/6). Trong đó, VPBank đồng loạt tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn gửi với biên độ tăng là 0,2 – 0,3%/năm.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của Cơ quan thẩm tra để báo cáo bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tăng sự thuyết phục của việc giảm thuế trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam liên tục là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia kể từ năm 2012 đến nay. Việc nhập khẩu cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam của quốc gia Nam Mỹ này cũng duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng dần trong suốt 11 năm qua.
Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Thương mại điện tử không chỉ thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng mà còn mở ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở khắp các địa phương. Việc kết nối sản phẩm của các địa phương với các nền tảng trực tuyến không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh.
Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

13 ngân hàng tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MB, và Eximbank.
Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Hiện các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã tiếp cận được hơn 65 thị trường. Trong đó, Mỹ, EU và Israel là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc thêm 6 tháng.
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ New Zealand, để không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào châu Âu nói chung.
5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động