Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Hoa Kỳ đang chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này thời gian tới sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Đón tín hiệu tích cực, Ngành gỗ vẫn chưa thể “thở phào” Hơn 150 doanh nghiệp xuất khẩu ván ép có nguy cơ phải dừng hoạt động Nhận diện những thách thức đối với ngành gốm sứ Việt Nam
Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu? ẢNH TTXVN
Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?. Ảnh TTXVN

Hoa Kỳ chi gần 9 tỉ USD mua gỗ Việt

Tại tọa đàm "Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu" chiều 6/12, tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam.

Dự báo năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 16,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 9 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này đạt trên 230 triệu USD.

Điều đáng chú ý là thị trường Mỹ có thể có những thay đổi rất lớn trong thời gian tới. Những thay đổi này có thể được tạo ra do chính sách thuế mới được Chính phủ Mỹ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trong tương lai.

Trung Quốc, Mexico và Việt Nam lần lượt là ba quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra mức thuế 60% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 15-20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Với sự thay đổi chính sách sắp tới của thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng có thể được hưởng lợi từ mức thuế cao của Hoa Kỳ áp dụng đối với các hàng hóa từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt khâu nhập khẩu và đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, Việt Nam có thể chịu các tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có thể áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong đó có các mặt hàng gỗ. Điều này sẽ gây ra các khó khăn trong khâu xuất khẩu và tác động tới sản xuất.

Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ về chính sách, thời gian tới, ngành gỗ cần chuẩn bị gì và phải làm gì đang là câu hỏi được đặt ra cho toàn bộ các bên liên quan, từ cơ quan nhà nước cho tới các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt.

Doanh nghiệp Việt cần tăng cường đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ

Toàn cảnh buổi Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
Toàn cảnh buổi Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Phân tích và đưa ra các dự báo về các khó khăn cũng như các thuận lợi mà ngành gỗ Việt Nam sẽ được hưởng, đồng thời cũng đưa ra khuyến nghị rất quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp ngành gỗ Việt cần làm gì để giảm chênh lệch về cán cân thương mại khi xuất siêu của ngành gỗ tại thị trường này lên tới 8,8 tỷ USD, TS. Huỳnh Thế Du - giảng viên Chính sách công, Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam – cho hay, các doanh nghiệp Việt cần tăng cường đầu tư trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ.

Cùng với đó, tăng giao thương/liên kết và hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ, đây cũng là cơ hội để cho các doanh nghiệp ngành gỗ mở rộng thị trường phân phối trực tiếp tại thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại thị trường Việt Nam.

Về phần mình, ông Đỗ Xuân Lập cho hay, dựa trên chia sẻ của các đại biểu, trong bối cảnh hiện tại của ngành gỗ và kịch bản thuế sắp tới đối với các thị trường, trong đó có Việt Nam, ngành gỗ Việt kiến nghị các cơ quan nhà nước tiếp tục đồng hành cùng ngành gỗ trong thời gian sắp tới về việc cung cấp thông tin về cảnh báo chính sách, rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đồng thời, cung cấp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ Việt khi các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ; đầu mối tổ chức các buổi tọa đàm kết nối doanh nghiệp giữa hai nước nhằm khuyến khích đầu tư ở cả hai hình thức. Bên cạnh đó, cũng cần có sự quảng bá/giới thiệu về ngành gỗ Việt Nam bền vững, hợp pháp với các đối tác.

Các hiệp hội cũng kiến nghị cơ quan nhà nước cần có các chính sách cởi mở về đầu tư nhưng vẫn quản trị được các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ.

Bên cạnh việc cần hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các hiệp hội cũng như doanh nghiệp ngành gỗ, hiện cũng đã bước đầu chủ động một số hoạt động nhằm giảm thiểu tác động. Cụ thể như: Đảm bảo chuỗi cung ứng đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ; chuẩn bị trước các phương án có khả năng xảy ra trong năm 2025, nếu Hoa Kỳ áp thuế và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; quảng bá và giới thiệu hình ảnh gỗ Việt mạnh mẽ qua các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; tìm kiếm cơ hội để mở hệ thống phân phối mặt hàng gỗ tại Hoa Kỳ; tăng cường hợp tác với các đối tác, cơ quan, các hiệp hội, đơn vị bạn hàng tại Hoa Kỳ; tăng cường chia sẻ thông tin với các bên liên quan.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ là đầu mối tiếp nhận các kênh thông tin để chia sẻ tới các doanh nghiệp ngành gỗ.

Hơn 150 doanh nghiệp sẽ tham gia Lễ hội mua sắm Tết Giáp Thìn trong ngành gỗ Hơn 150 doanh nghiệp sẽ tham gia Lễ hội mua sắm Tết Giáp Thìn trong ngành gỗ
11 tháng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 6,5 tỷ USD 11 tháng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 6,5 tỷ USD
Cơ hội và thách thức mới đối với ngành gỗ Cơ hội và thách thức mới đối với ngành gỗ
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Tính đến hết tháng 11 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 56,74 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng nói, con số này vượt mục tiêu đề ra 54 - 55 tỷ USD cho cả năm 2024 và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD.
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Sáng 14/11, Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024) đã khai mạc tại Cung Văn hóa hữu Nghị Việt- Xô. Triển lãm kéo dài đến ngày 16/11.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động