Một tuần biến động mạnh của giá gạo thế giới

Thế giới thiếu hụt 5 triệu tấn gạo; Ấn Độ duy trì hạn chế xuất khẩu là những yếu tố khiến giá gạo thế giới tăng giảm trái chiều tuần qua.
Giá gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng do thị trường bị thắt chặt Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1: Giá gạo giảm, giá lúa vẫn neo cao Năm 2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt kỷ lục 8,13 triệu tấn
Một tuần biến động mạnh của giá gạo thế giới
Một tuần biến động mạnh của giá gạo thế giới.

Giá gạo tăng giảm trái chiều

Theo các dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nếu như tuần đầu tiên của năm 2024 giá gạo thế giới ghi nhận sự ổn định thì trong tuần này đã có nhiều biến động mạnh.

Cụ thể trong 2 phiên giao dịch đầu tuần (8 và 9/1), giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm không biến động nhưng đến phiên ngày 10/1 đã đột ngột giảm mạnh. Theo đó, gạo Thái Lan giảm mạnh 14 USD/tấn, gạo Pakistan giảm 3 USD/tấn, còn gạo Việt Nam đứng im.

Tuy nhiên sau phiên giảm đột ngột này thì 2 phiên liên tiếp cuối tuần (ngày 11 và 12/1), giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của các nước là Thái Lan, Pakistan lại đồng loạt tăng mạnh. Thống kê từ VFA cho thấy, chỉ trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, mặt bằng giá gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể khi gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 6 USD, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan tăng tổng cộng 25 USD.

Việc tăng giá này đã góp phần rút ngắn khoảng cách ở phân khúc 5% tấm giữa các nguồn cung Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, song giá gạo Việt Nam vẫn duy trì ngôi vương với mốc 653 USD/tấn, tiếp sau là Thái Lan ở mức 645 USD/tấn và cuối cùng là Pakistan 617 USD/tấn.

Ở phân khúc 25% tấm, trong tuần này, giá gạo của Việt Nam ghi nhận giảm tổng cộng 15 USD/tấn, từ mức 633 USD/tấn vào đầu tuần, xuống còn 618 USD/tấn trong phiên cuối tuần.

Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan giảm mạnh đầu tuần nhưng lại tăng vào cuối tuần. Tuy nhiên ghi nhận chung trong tuần này giá gạo 25% tấm của Thái Lan vẫn giảm 8 USD/tấn so với tuần trước, xuống còn 581 USD/tấn.

Với gạo 25% tấm của Pakistan, có 1 tuần “thăng hoa” khi tăng mạnh tới 45 USD/tấn trong tuần này và hiện đang có giá 558 USD/tấn.

Với phân khúc 100% tấm, gạo Việt giữ ổn định ở mức 533 USD/tấn, gạo Thái Lan giảm 8 USD xuống 485 USD/tấn, còn gạo Pakistan tăng 11 USD - lên mức 474 USD/tấn.

Yếu tố nào tác động lên giá gạo?

Một cánh đồng lúa tại Thái Lan - Ảnh: Reuters
Một cánh đồng lúa tại Thái Lan - Ảnh: Reuters

Việc giá gạo thế giới biến động mạnh là do nhu cầu nhập khẩu của các nước tăng cao trong khi nguồn cung vẫn có phần hạn chế nhất là từ khi Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào tháng 7/2023. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá gạo tại Ấn Độ. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định lệnh cấm nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân trước thềm cuộc bầu cử vào mùa xuân này.

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, Iran, Saudi Arabia và Trung Quốc là các khách hàng lớn nhất. Một số nước châu Phi phụ thuộc đáng kể vào gạo từ quốc gia Nam Á.

Hiện tại, các nước nhập khẩu gạo đang tìm kiếm nguồn cung ổn định hơn. Thái Lan cam kết cung cấp 2 triệu tấn gạo cho Indonesia trong năm 2024 khi Tổng thống Joko Widodo có cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Indonesia cũng được Ấn Độ cam kết cung cấp 1 triệu tấn gạo và đạt thỏa thuận nhập khẩu gạo với Campuchia.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo thế giới cũng tăng mạnh sau lệnh cấm của Ấn Độ. Giá gạo xuất khẩu tháng 8/2023, không lâu sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đã tăng 15% so với tháng trước lên 645 USD/tấn. Còn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết giá gạo đã tăng 15-25%. Gạo tại các siêu thị Việt Nam hiện được bán với giá khoảng 100.000 đồng/3 kg. Giá thị trường đã tăng khoảng 40% so với năm trước – theo số liệu từ VFA.

Một nguyên nhân khác được các doanh nghiệp cho rằng có phần tác động đến giá gạo là do cước tàu biển nhảy vọt trong thời gian gần đây bởi tác động từ khu vực Biển Đỏ. Thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cho biết, giá cước vận tải biển ở hiện tại đã tăng gấp 3 lần so với hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Việc cước vận tải tăng cao là gánh nặng sẽ “đè” lên vai cho cả chuỗi ngành hàng, tức cả người bán lẫn người mua.

Một số chuyên gia dự báo giá gạo sẽ vẫn neo cao trong năm 2024. Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sau cuộc bầu cử và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có thể kéo dài tới giữa năm nay.

Giá gạo neo ở mức cao, doanh nghiệp xuất khẩu e ngại ký hợp đồng mới Giá gạo neo ở mức cao, doanh nghiệp xuất khẩu e ngại ký hợp đồng mới
Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu để khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế
Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Tiếp tục xu hướng tăng với lúa gần ngày cắt Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Tiếp tục xu hướng tăng với lúa gần ngày cắt
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá heo hơi hôm nay 14/5, tiếp tục lên nhẹ tại một số tỉnh khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, giá cà phê trên hai sàn London và New York đồng loạt đảo chiều tăng. Đà phục hồi được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và đồng Real Brazil mạnh lên, làm giảm áp lực bán ra từ quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Trong nước, giá cà phê điều chỉnh giảm nhưng được dự báo sẽ sớm tăng trở lại theo xu hướng toàn cầu.
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge với thiết kế siêu mỏng 5,8mm, chip mạnh, camera 200MP và loạt tính năng AI. Giá từ 29,99 triệu đồng.
Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Thị trường vàng thế giới vừa trải qua một phiên giảm sốc khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư trở lại, sau thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm giảm thuế quan. Giá vàng mất tới 3% trong phiên giao dịch ngày 12/5.
Sơn La: Nhãn chín sớm bội thu, nông dân lãi lớn

Sơn La: Nhãn chín sớm bội thu, nông dân lãi lớn

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hợp tác xã (HTX), hộ dân tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã đưa giống nhãn chín sớm lên vùng đồi cao, đạt năng suất vượt trội, giá bán cao gấp 2–3 lần so với vụ chính, mang về nguồn thu hàng tỷ đồng.
Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá heo hơi hôm nay 13/5, đã trở lại đà tăng tại một số địa phương trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc có giá bán dao động từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng

Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng

Giá tiêu trong nước tiếp tục ổn định trong ngày thứ hai liên tiếp, dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều, phụ thuộc vào cung cầu và thời tiết tại các khu vực sản xuất chủ lực.
Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do áp lực từ đồng USD tăng cao, nguồn cung gia tăng và tác động từ các diễn biến thương mại toàn cầu. Giá cà phê trong nước cũng mất mốc 128.000 đồng/kg, phản ánh xu hướng giảm chung của thị trường.
Giá vàng giảm mạnh đầu tuần, xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng

Giá vàng giảm mạnh đầu tuần, xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng

Sau một tuần biến động mạnh, giá vàng mở đầu tuần mới với đà giảm sâu, trong khi giới phân tích vẫn chia rẽ về xu hướng sắp tới. Diễn biến giá vàng đang phản ánh sự thận trọng của giới đầu tư trước các yếu tố địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Hàng Việt "lên ngôi" nhờ làn sóng mở rộng chuỗi bán lẻ hiện đại

Hàng Việt "lên ngôi" nhờ làn sóng mở rộng chuỗi bán lẻ hiện đại

Các “ông lớn” bán lẻ như WinCommerce, Thế Giới Di Động, Saigon Co.op… đang mở rộng mạnh mẽ hệ thống cửa hàng tiện lợi đến tận vùng sâu, vùng xa, không chỉ nhằm chiếm lĩnh thị phần mà còn tạo bước đệm để hàng Việt phủ sóng toàn quốc sâu rộng hơn bao giờ hết.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động