Lục Nam (Bắc Giang): Na, nhãn bước vào vụ thu hoạch

Hiện nay, người dân tại huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang tiến hành thu hoạch na dai, nhãn chính vụ. Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân nơi đây luôn sẵn sàng tâm thế vừa thu hoạch nông sản, vừa đề cao tinh thần chống dịch.
Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành giám định khối lượng rác thải chôn lấp tại Công ty TNHH Khải Hồng Việt Nam Bắc Giang: Na dai Lục Nam được cấp giấy chứng nhận sản phẩm địa lý Bắc Giang: Dứa Lục Nam dần khẳng định thương hiệu

Mấy năm gần đây, Lục Nam được biết đến là địa phương có diện tích nhãn phát triển mạnh, ngoài xã Đan Hội - “thủ phủ” nhãn có tuổi đời hàng chục năm thì nay loại cây trồng này đã xuất hiện nhiều ở các xã: Lục Sơn, Bình Sơn, Đông Phú và Đông Hưng, với diện tích lên đến 640 ha, ước sản lượng năm nay đạt gần 8,2 nghìn tấn, tăng 120 tấn so với năm 2020.

Tháng 12/2020, sản phẩm nhãn Lục Sơn (Lục Nam) vinh dự được công nhân OCOP 3 sao, với quy trình sản xuất chuẩn VietGap. Đây là bước tiến lớn giúp cho quả nhãn Lục Sơn dễ dàng quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, người dân bước vào thu hoạch vụ mùa đúng thời điểm dịch Covid-19 trong và ngoài nước đang diễn biến phức tạp khiến người dân không khỏi lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm.

Lục Nam (Bắc Giang): Na, nhãn bước vào vụ thu hoạch
Lục Nam (Bắc Giang) na dai, nhãn chính vụ bước vào vụ mùa thu hoạch

Để vượt qua đại dịch, các cấp chính quyền, HTX và người dân nơi đây đã và đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp, quyết tâm giành thắng lợi vụ na, nhãn. Với tâm thế chủ động nhiều hộ dân có diện tích nhãn lớn ở xã Lục Sơn cũng chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm trên các nhóm Zalo, Facebook. Trong đó, nòng cốt là các thành viên của HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lục Sơn. HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lục Sơn có 69 thành viên, với tổng diện tích khoảng 50 ha, sản xuất theo quy trình VietGap. Ước tính sản lượng nhãn đạt khoảng 500 tấn, tăng khoảng 40% so với năm 2020.

Bên cạnh sản phẩm nhãn thì sản phẩm na dai của huyện Lục Nam cũng bước vào chính vụ. Diện tích na của huyện Lục Nam lớn nhất tỉnh Bắc Giang, khoảng 1,8 nghìn ha, tập trung ở các xã: Nghĩa Phương, Huyền Sơn, Cương Sơn, Đông Phú, Đông Hưng và Lan Mẫu. Sản lượng na năm nay ước đạt hơn 14 nghìn tấn, tương đương vụ na năm trước. Mức giá tiêu thụ na hiện giao động trong khoảng từ 25.000 -35.000 đồng/ kg tùy vào mẫu mã, mức giá tiêu thụ năm nay được đánh giá giảm 30% so với vụ mùa năm 2020. Nguyên nhân chính khiến cho giá bán na bị giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển, tiêu thụ đến những thị trường truyền thống như Hà Nội và các tỉnh phía Nam gặp nhiều khó khăn.

Nếu như trước đây, na dai Lục Nam chỉ cho thu hoạch trong vòng 1 tháng, thì nay đã kéo dài 6-7 tháng, từ tháng 7 đến hết tháng 12 và tháng 1 năm sau. Na được kích thích cho ra quả từ thân nên quả to, mẫu mã đẹp, chất lượng thơm ngon.

Lục Nam (Bắc Giang): Na, nhãn bước vào vụ thu hoạch
Sản phẩm na dai huyện Lục Nam

Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, trước đại dịch Covid-19, sản phẩm na, nhãn - nông sản chủ lực của Lục Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong vấn đề tiêu thụ, đưa đến tay người tiêu dùng ở thị trường ngoài tỉnh. Đặc biệt, đối với những thị trường truyền thống, có sức tiêu thụ lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lại đang phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Trong khi đó, sản phẩm na rất khó bảo quản, sau khi thu hoạch không thể để được lâu, phải xuất bán ngay trong ngày nếu không quả sẽ bị xuống mã, hư hỏng.

Nhận thấy được khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, UBND huyện Lục Nam cũng như các cơ quan chuyên môn của huyện đã, đang tập trung hướng dẫn các chủ phương tiện vận chuyển sản phẩm na, nhãn làm các thủ tục xác nhận, cấp giấy cần thiết, bảo đảm được lưu thông theo các “đường xanh” ra các tỉnh, thành phố trên cả nước, bảo đảm vừa tiêu thụ nông sản thuận lợi, vừa an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Tránh tình trạng nhiều chủ phương tiện vẫn chưa biết đến những thủ tục này hoặc tự “mò mẫm” đi làm các thủ tục, mất nhiều thời gian, công sức.

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến; giúp người dân kết nối với các doanh nghiệp đến thu mua, tiêu thụ nông sản, không chỉ ở thị trường ngoài tỉnh mà còn mở rộng thị trường ngay trong tỉnh tại các trung tâm thương mại, khu cụm công nghiệp tập trung đông người tiêu dùng.

Đức Hiếu

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Trên cơ sở diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới và thực hiện Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động