Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán
Động lực mới cho phát triển kinh tế Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt |
![]() |
Đề xuất hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. |
Đề xuất chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho khu vực kinh tế tư nhân
Tại phiên thảo luận sáng 16.5, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) đánh giá cao dự thảo Nghị quyết, cho rằng văn kiện đã kịp thời thể chế hóa đường lối của Đảng và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, từ đó tạo đà cho nền kinh tế tăng tốc trong giai đoạn tới.
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 51% GDP, 33% tổng thu ngân sách và 55% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, theo đại biểu, để đạt được mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, cần có giải pháp đột phá bởi mỗi năm hiện chỉ tăng thêm từ 30.000 - 40.000 doanh nghiệp.
Một trong những giải pháp được đề xuất là hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Cùng với đó, Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô lớn.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần làm rõ khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và phân định rạch ròi các loại trách nhiệm: pháp nhân - cá nhân, hình sự - hành chính, dân sự - hành chính. Đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát, chỉnh sửa đồng bộ các bộ luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, cùng các nghị định liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất, đại biểu đề xuất bổ sung quy định cho phép các địa phương có tiềm năng đất đai được phép thành lập hoặc mở rộng khu công nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê mặt bằng với mức giá hỗ trợ.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng cần có điều khoản cụ thể để khuyến khích các địa phương chủ động tạo quỹ đất sạch phục vụ nhu cầu của khu vực tư nhân, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao nhưng vẫn giữ được tính độc lập, tự chủ về kinh tế.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất, đại biểu cho rằng phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch, chỉ rõ nguồn ngân sách hỗ trợ để các ngân hàng thương mại có thể thực hiện giải ngân thuận lợi.
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn Bắc Giang) cũng góp ý về dự thảo với nội dung tập trung vào 8 nhóm nguyên tắc quan trọng liên quan đến luật pháp về dân sự, hình sự, tố tụng và xử phạt hành chính. Ông đánh giá cao tinh thần nhân văn, minh bạch và công bằng trong dự thảo, đồng thời đề xuất sửa đổi đồng bộ các luật có liên quan nhằm đảm bảo tính nhất quán trong áp dụng pháp luật.
Về đất đai, đại biểu Tuấn kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp.
Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán, chi tiêu được kiểm soát chặt chẽ
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023. Ảnh: Quochoi.vn |
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 trước Quốc hội.
Theo báo cáo, tổng thu NSNN đạt 1.770.776 tỉ đồng, vượt 150.032 tỉ đồng (tăng 9,3%) so với dự toán. Trong đó, thu ngân sách Trung ương (NSTW) đạt 927.511 tỉ đồng, tăng 63.944 tỉ đồng (7,4%), còn ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 843.265 tỉ đồng, tăng 86.088 tỉ đồng (11,4%) so với dự toán.
Chi NSNN được quyết toán ở mức 1.936.912 tỉ đồng, thấp hơn dự toán 139.332 tỉ đồng (giảm 6,7%). Số chi này đã bao gồm cả phần chi từ nguồn ngân sách năm trước chuyển sang theo quy định.
Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt trong điều hành thu – chi, điều chỉnh chính sách tài khóa linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Nguồn thu vượt dự toán đã góp phần bù đắp phần hụt thu do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương, đầu tư cơ sở hạ tầng, quốc phòng – an ninh và các nhiệm vụ cấp thiết khác.
Về chi tiêu, Chính phủ đã thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên từ khâu lập dự toán đầu năm, ưu tiên bố trí tăng chi đầu tư phát triển. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính – ngân sách được tăng cường, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Dư nợ công, dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài của quốc gia và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đều được kiểm soát dưới mức trần và ngưỡng cảnh báo, qua đó góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ một số hạn chế còn tồn tại: Một số khoản thu, sắc thuế và thu ngân sách tại một số địa phương chưa đạt chỉ tiêu dự toán. Công tác triển khai dự toán chi NSNN tại một số nơi còn chậm, ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách. Tình trạng chậm phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương vẫn còn. Việc lập, xét duyệt và gửi quyết toán NSNN ở một số đơn vị còn chưa kịp thời, chưa nghiêm trong thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
Tính đến cuối năm 2023, số chuyển nguồn NSNN sang năm 2024 là 1.239.242 tỉ đồng, gồm 411.992 tỉ đồng từ NSTW và 827.250 tỉ đồng từ NSĐP.
Đáng chú ý, số dư kinh phí cải cách tiền lương của NSTW là 149.208 tỉ đồng, trong đó các bộ, ngành còn dư 70 tỉ đồng, các địa phương là 387.186 tỉ đồng.
Tổng số thu hồi các khoản NSTW đã hỗ trợ địa phương từ năm 2022 trở về trước là 13.157 tỉ đồng.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030: Chính sách thiết thực thúc đẩy nông nghiệp hiện đại

Ana Marina – Bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam và cú hích cho kinh tế biển

Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh
