Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5 Động lực mới cho phát triển kinh tế |
![]() |
Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân. |
Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, bao gồm: Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể, nghe trình bày các báo cáo liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023. Cụ thể gồm có: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; Báo cáo kiểm toán và Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023. Sau đó, các đại biểu thảo luận tại tổ về một số nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội (ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15).
Trước đó, sáng 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9. Sau khi thảo luận, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh bằng hình thức điện tử với tỷ lệ tán thành cao.
Tiếp theo, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh (thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ) trình bày Tờ trình về hai dự án luật: sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cũng trình bày các báo cáo thẩm tra đối với hai dự án luật này. Ngoài ra, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình và ông Hoàng Thanh Tùng tiếp tục trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Quốc hội cũng đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Có 10 đại biểu phát biểu, đa số thống nhất về sự cần thiết cấp bách của việc sửa đổi để khắc phục bất cập hiện hành, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết, cũng như đáp ứng các khuyến nghị của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
![]() |
Thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho kinh tế tư nhân. |
Các đại biểu tập trung góp ý vào các nội dung quan trọng như: phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, chính sách của Nhà nước, nguyên tắc bảo đảm an toàn và an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quản lý nhà nước, cơ quan pháp quy hạt nhân, hành vi bị nghiêm cấm, xã hội hóa hoạt động, phát triển nhân lực, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ trong y tế, trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ, nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân, chất thải phóng xạ, thanh sát hạt nhân...
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu, giải trình và làm rõ một số nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm.
Cũng trong chương trình, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng (thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ) trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung này. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp tục trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại tổ về ba nội dung: dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; và dự thảo Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030: Chính sách thiết thực thúc đẩy nông nghiệp hiện đại

Ana Marina – Bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam và cú hích cho kinh tế biển

Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025
