Kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm trên 16%

5 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt gần 1,43 tỷ USD, giảm 16,2% so với 5 tháng đầu năm 2021.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm Xuất khẩu rau quả quý I/2022 giảm 12,2% Xuất khẩu rau quả giảm mạnh trong nửa đầu tháng 2/2022
Kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm trên 16%
Kim ngạch xuất khẩu rau quả 5 tháng năm 2022 giảm trên 16%

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả tháng 5/2022 giảm 21% so với tháng 4/2022 và giảm 23,5% so với tháng 5/2021, đạt 258,4 triệu USD.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,43 tỷ USD, giảm 16,2% so với 5 tháng đầu năm 2021.

Rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới 50,6% trong tổng kim ngạch sang thị trường Trung Quốc, đạt gần 722,17 triệu USD, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 5/2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt 100,55 triệu USD, giảm 41,7% so với tháng 4/2022 và giảm 46,3% so với tháng 5/2021 .

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Đông Nam Á đạt 111,64 triệu USD, chiếm 7,8%, giảm nhẹ 1,6%. Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh 33% so với cùng kỳ, đạt 109,07 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng tăng mạnh 18%, đạt 76,98 triệu USD, chiếm 5,4%.

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2022 sụt giảm, nguyên nhân là do thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam tại thị trường Trung Quốc giảm sâu.

Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian qua, các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, song riêng mặt hàng chuối ghi nhận tăng trưởng vượt bậc. Trong 5 tháng năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10%. Trong đó, chuối Việt Nam chiếm thị phần 43%, vượt Philippines với thị phần 28%.

Bộ NN&PTNT nhận định, Trung Quốc có khả năng gỡ bỏ chính sách “Zero Covid” (sàng lọc và quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng) trong thời gian từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023. Thời gian tới, xuất khẩu rau quả nói riêng và hàng nông sản nói chung vào thị trường Trung Quốc vẫn khó khăn.

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần chủ động khai thác các thị trường mới, tăng cường xuất khẩu tại thị trường EU và các thị trường Nhật Bản, Mỹ… đối với các loại hoa quả đã được cấp phép; đồng thời chủ động lượng rau quả để khi thị trường Trung Quốc tăng cường nhập khẩu có thể cung ứng kịp thời các đơn hàng.

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 11/6/2022 của TCHQ)

ĐVT: USD

Kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm trên 16%
Kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm trên 16%
Tuấn Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, phù hợp với mô hình quản lý hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập. Việc sắp xếp này nhằm tạo thuận lợi trong điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Từ ngày 23/6/2025, Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Trước tình trạng gian lận thương mại và hàng giả gia tăng trong môi trường số, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ triển khai loạt giải pháp toàn diện, từ hoàn thiện thể chế đến kiểm tra thực địa, nhằm thiết lập lại trật tự thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi từ hộ cá thể lên doanh nghiệp đang mở ra cơ hội nâng tầm quản trị, minh bạch hóa hoạt động và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Đây được xem là bước đi tất yếu giúp hộ kinh doanh vươn lên chuyên nghiệp, hòa nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị hiện đại.
Hành trình tài chính trọn đời của HDBank: Cá nhân hóa từ trái tim người dùng

Hành trình tài chính trọn đời của HDBank: Cá nhân hóa từ trái tim người dùng

Ngày 14/6/2025, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày không tiền mặt 2025”, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thăm không gian công nghệ tại sự kiện.
Hộ kinh doanh nhỏ trước ngã rẽ hóa đơn điện tử

Hộ kinh doanh nhỏ trước ngã rẽ hóa đơn điện tử

Việc áp dụng quy định mới theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ lúng túng, thậm chí tạm dừng hoạt động. Khó khăn lớn nhất đến từ hóa đơn đầu vào và nỗi lo bị xử phạt khi chưa kịp thích ứng với yêu cầu mới.
100% các giao dịch mua bán hàng online phải có hóa đơn điện tử

100% các giao dịch mua bán hàng online phải có hóa đơn điện tử

100% các giao dịch trên nền tảng mua bán trực tuyến phải có hóa đơn điện tử là một trong những mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030.
Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhận định, thanh toán không tiền mặt giúp nâng cao hiệu quả ngân hàng, tăng minh bạch tài chính, hỗ trợ thương mại điện tử và dịch vụ công, từ đó trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động