Hà Nội: Ngăn chặn lượng lớn kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa ngăn chặn kịp thời lượng lớn kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu, chuẩn bị được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Hà Nội: Thu giữ hàng tấn nguyên liệu trà sữa để xác minh nguồn gốc Hà Nội: Đột kích, bắt giữ kho nước hoa “khủng” nhập lậu Hà Giang: Tạm giữ kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Trước đó, ngày 17/6/2021, Đội QLTT số 1 nhận được văn bản số 102/HL của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh đề nghị kiểm tra và xử lý đơn vị đang trưng bày, bán sản phẩm “Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu” có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, không phải là hàng chính hãng.

Nhận được tin báo, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 1 đã tiến hành giám sát, thẩm tra xác minh và phát hiện, nhà thuốc bán lẻ và nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đang bán hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu.

Hà Nội: Ngăn chặn lượng lớn kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu
Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hóa

“Số hàng hóa này được tiêu thụ trên các kênh bán buôn, bán lẻ thông qua hoạt động kinh doanh truyền thống và kinh doanh online, qua gian hàng “Tổng kho gia dụng giá rẻ - Phan Thảo” trên sàn thương mại điện tử Lazada”, Đội trưởng Đội QLTT số 1 thông tin.

Để đảm bảo ngăn chặn ngay hành vi vi phạm nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như sự nghiêm minh của pháp luật, chiều 24/6, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra đồng loạt Trung tâm dược phẩm Hapulico - số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội và một số nhà thuốc bán lẻ, cơ sở kinh doanh tại các quận huyện: Quốc Oai, Đông Anh, Cầu Giấy và Hà Đông.

Hàng hóa tại hiện trường thời điểm Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra
Hàng hóa tại hiện trường thời điểm Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra

Kết quả kiểm tra, Đội QLTT số 1 phát hiện tổng số 1.663 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu.

Toàn bộ số hàng giả mạo kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đều được thể hiện số lô sản xuất là: 303 và phần đuôi tuýp dập sóng song song, hai bên đuôi tuýp không bo viền (để sắc cạnh).

Nhanh chóng liên lạc với hãng, chiều ngày 24/6, đại diện Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh chính thức xác nhận, toàn bộ số hàng bị Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội thu giữ là hàng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu và đây là lô hàng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu đầu tiên được phát hiện.

Hà Nội: Ngăn chặn lượng lớn kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh xác nhận toàn bộ số hàng bị Đội QLTT số 1 thu giữ là hàng giả mạo nhãn hiệu Ngọc Châu

Đội trưởng Đội QLTT số 1- Hoàng Đại Nghĩa nhấn mạnh, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là có những doanh nghiệp sản xuất trong nước đã phải dừng hoạt động sản xuất do không tiêu thụ được hàng hóa, trong đó có lý do hàng hóa bị làm giả.

Đặc biệt, nhiều hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả của các doanh nghiệp Việt Nam được sản xuất tại nước ngoài, thông qua các đường vận chuyển đưa vào tiêu thụ trong nước làm ảnh hưởng đến không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến chủ trương chung của Nhà nước đối với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

T.Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần (15/7), phản ánh lo ngại về thuế quan và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Brazil. Trong khi đó, thị trường trong nước ghi nhận biến động trái chiều, với mức giá dao động từ 88.000 – 92.500 đồng/kg tùy vùng, cho thấy sự giằng co giữa kỳ vọng giá lên và áp lực bán ra.
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Mặc dù là những loại trái cây có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, vải thiều Bắc Ninh và mận Sơn La năm nay tiếp tục trải qua tình trạng “được mùa mất giá”. Giá bán giảm sâu, người nông dân lỗ vốn, trong khi công nghiệp chế biến vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ, chưa tạo đột phá giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ đà ổn định. Tuy nhiên, việc thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc khiến cả nông dân và doanh nghiệp đứng trước những lo ngại về đầu ra và lợi nhuận, trong bối cảnh vụ hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Giá vàng thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh mẽ khi chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump và dự luật cải cách thuế tạo ra tâm lý bất ổn trên thị trường. Trong bối cảnh đó, vàng trở thành lựa chọn trú ẩn được ưu tiên, đặc biệt khi thị trường đang chia rẽ giữa lạc quan và lo ngại dài hạn về tăng trưởng.
Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu trong nước sáng 14/7 duy trì quanh mốc 139.000 – 141.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào nhưng lực mua chưa bứt phá, xu hướng giá ngắn hạn vẫn khó đoán định, đòi hỏi người sản xuất và doanh nghiệp thận trọng trong chiến lược giao dịch.
Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giằng co quanh mức 90.000 đồng/kg – ngưỡng được xem là “vùng sinh tồn” của nông dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường thế giới vẫn chưa thoát khỏi áp lực giảm bởi tồn kho lớn và rào cản thương mại từ Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu trong nước sáng 13/7 tiếp tục duy trì vùng đỉnh 139.000–141.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm. Thị trường hồ tiêu hiện đi ngang khi nguồn cung hạn chế, giao dịch trầm lắng. Dù chưa xuất hiện đợt tăng mới, giới chuyên gia nhận định giá tiêu Việt Nam còn nhiều dư địa bứt phá trong nửa cuối tháng 7.
Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Sau nhiều phiên biến động mạnh, giá cà phê trong nước sáng 13/7 tiếp tục neo trên mốc 90.000 đồng/kg, giữ đà đi ngang từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tuần tới thị trường có thể tiếp tục rung lắc khi các yếu tố cung cầu toàn cầu chưa ổn định.
Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đạt gần 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, giữ vững vị thế thứ hai thế giới trong ngành hàng này. Tuy nhiên, dù sản lượng tăng 7,6%, kim ngạch xuất khẩu gạo lại giảm tới 12,2% do giá xuất khẩu bình quân giảm sâu. Bài toán đặt ra cho ngành lúa gạo Việt Nam lúc này không chỉ là tăng lượng mà còn phải nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động