Giá xăng dầu hôm nay 30/10/2022: Dầu thô tiếp tục lao dốc
Giá xăng dầu hôm nay 27/10/2022: Dầu thô tăng vọt Giá xăng dầu hôm nay 28/10/2022: Dầu thô sụt giảm Giá xăng dầu hôm nay 29/10/2022: Dầu thô cắm đầu lao dốc |
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 24/10 với xu hướng tăng nhẹ nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu được cải thiện và nguồn cung thắt chặt.
Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố sau khi thị trường ghi nhận thông tin tăng trưởng kinh tế quý III/2022 của Trung Quốc vượt dự báo.
Theo đó, GDP quý III tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn so với ước tính 3,3% của các nhà kinh tế mà Bloomberg khảo sát. Con số này tốt hơn nhiều so với mức tăng 0,4% ghi nhận trong quý II, thời kỳ Thượng Hải bị phong tỏa để chống dịch covid.
Giá xăng dầu hôm nay 30/10/2022: Dầu thô tiếp tục lao dốc |
Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp trong tháng 9 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức 4,2% trong tháng 8. Mức tăng này cũng vượt dự báo 4,8% của các nhà kinh tế. Đầu tư tài sản cố định trong 9 tháng đầu năm tăng 5,9%.
Đà tăng của giá dầu bị chặn lại trong phiên 26/10 khi thị trường ghi nhận cảnh báo về tình trạng bất ổn khi các nước thực hiện xả kho dự trữ dầu chiến lược của Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman.
Dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 21/10 đã tăng 4,5 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng giảm khoảng 2,3 triệu thùng và dự trữ các sản phẩm chưng cất tăng 635.000 thùng.
Tuy nhiên, bước vào phiên 27/10, trong bối cảnh đồng USD mất giá và triển vọng tiêu thụ dầu tích cực, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 21/10 đã tăng 2,6 triệu thùng, thấp hơn số liệu tăng 4,5 triệu thùng được Viện Dầu khí Mỹ (API) đưa ra trước đó.
Xuất khẩu dầu của Mỹ cũng lên mức 5,1 triệu thùng/ngày, qua đó khiến nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ xuống mức thấp nhất lịch sử.
Đáng chú ý, theo EIA, tỷ lệ nhà máy lọc dầu vận hành ổn định ở mức gần 89% công suất, mức cao nhất cho thời điểm này trong năm, của Mỹ hiện ở mức cao nhất kể từ năm 2018.
Mặc dù vậy, đà tăng của giá dầu đã không thể duy trì khi thị trường lại “nóng” lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu từ Trung Quốc trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.
Cụ thể, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết một số thành phố của nước này sẽ tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, phong toả các toà nhà và khoá cửa các quận khi ghi nhận tới 1.5606 ca nhiễm mới, tăng 1.264 ca so với ngày trước đó vào ngày 27/10.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ ở mức 3,2% trong năm 2022, thấp hơn rất nhiều con số tăng trưởng 8,1% của năm 2021.
Tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Nissan Securities, Hiroyuki Kikukawa, mới đây đã đưa bình luận cho rằng xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục cho thấy triển vọng tiêu thụ dầu, nhưng ở chiều hướng khác, những chính sách kinh tế của Trung Quốc cũng đang tạo sức ép không nhỏ lên lòng tin của nhà đầu tư.
Ngày 26/10, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhận định giá năng lượng sẽ giảm 11% trong năm 2023, sau khi đã tăng tới 60% trong năm 2022.
Triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu giảm còn do lo ngại làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed, sẽ tạo thêm áp lực, làm chậm quá trình phục hồi kinh tế khi lạm phát vẫn ở mức cao.
Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 87,84 USD/thùng, giảm 1,24 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 95,58 USD/thùng.
Giá xăng dầu trong nước
Hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5RON92 không cao hơn 21.496 đồng/lít; giá xăng RON95-III không cao hơn 22.344 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 24.783 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.663 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.899 đồng/kg.